BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Khẩu quyết ( Sự thù thắng của Tam Bảo )

Tác giả liangfulai on 2023-06-28 15:36:33
/Khẩu quyết  ( Sự thù thắng của Tam Bảo )

Mật ngữ thông thiên

 

Khẩu quyết là mật ngữ thông thiên.

Phật pháp là cái chẳng thể nói, chính là cái gọi là “ phật pháp nói đó chính chẳng phải phật pháp ”. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh thuyết pháp 49 năm, thế nhưng ngài lại là “ chẳng có chỗ nói ”.


“ Kim Cang Kinh ” nói rằng : “ Nếu có người nào nói rằng : Đức Như Lai có thuyết pháp, thì là huỷ báng đức Phật, không hiểu được nghĩa lý của Phật nói ”.

 

Nếu như nói rằng Đức Như Lai có thuyết pháp, thì là huỷ báng Phật, vì sao vậy ? Bởi vì phật pháp là cái chẳng thể nói, những cái đã nói đều chẳng phải, giống như “ Đạo Đức Kinh ” đã nói : “ đạo khả đạo, phi thường đạo, danh khả danh, phi thường danh  ” ( Dịch nghĩa : Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó ( đạo ) thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến ). Do đó, Pháp mà Đức Như Lai đã nói đều là “ chẳng nói mà nói ” : thuyết pháp chỉ là ứng với cơ duyên của chúng sanh, ban cho những giáo hoá của các phương tiện thiện xảo, kì vọng chúng sanh cũng có thể khai ngộ kiến tánh, tự bản thân tuyệt đối chẳng khởi một niệm tâm của thuyết pháp.

 

Tuy thuyết pháp, cũng là “ nói mà chẳng nói ”; tuy có thuyết pháp, hoàn toàn là sự bộc lộ một cách tự nhiên của bổn thể tự tánh, tuyệt đối chẳng chấp trước pháp mà đã nói.

 

Cái mà Thiên Đạo đã truyền là pháp môn đốn giáo “ trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật ”, trực tiếp khải phát bổn giác của chúng sanh, đấy cũng là chơn nghĩa của “ Bạch Dương Kì ” – chân lí chân tướng của tự tánh đại bạch đại bạch : hoàn toàn rõ ràng ) , chớ chẳng phải duy chỉ có mỗi ý nghĩa rằng thời kì bạch dương cái gì cũng đều lấy màu trắng làm chủ.

 

Một chỉ của Minh Sư, ngay lúc ấy khế nhập bổn giác của tự tánh, trực tiếp thẳng đến căn nguyên ( gốc rễ cội nguồn ), do đó bảo thứ nhất bảo với chúng ta “ thiên mệnh chi vị tánh ” ( thượng đế ban tặng bẩm phú cho con người cái gọi là bản tánh – Thượng đế ban thiên lí lương tâm, phật tánh cho con người hình thành phẩm chất nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của con người ) , “ nên chẳng có chỗ trụ ”. Bảo thứ hai chính là nghĩa “ suất tánh ” ( hành động theo bản tánh mà thiên mệnh đã quyết định ), “ mà sanh tâm ấy ” .

 

 

 

 

Bảo thứ hai là mật ngữ thông thiên, hàm nghĩa của nó như sau :

 

Chữ thứ nhất – Tánh ( Vô Cực Lí Thiên ) đại biểu cho bổn thể - Thể

Chữ thứ hai   – Tâm ( Thái Cực Khí Thiên ) đại biểu cho bổn tâm – Dụng

Chữ thứ ba    – Thân ( Hoàng Cực Tượng Thiên ) đại biểu cho thể dụng hợp nhất.

 

Khi chuyển thức thành trí, thể dụng hợp nhất, tánh tướng như một, “ huyễn hoá Không thân tức pháp thân, vô minh thật tánh tức phật tánh ”, sắc thân tức là chơn thân của phật, phật tánh và sắc thân chẳng hai chẳng khác.

 

Trong “ Học Dung Thiển Ngôn Tân Chú ”, chương Cách Vật  Trí Tri mà Lữ Tổ đã thuyết minh bổ sung nói rằng : “ tánh, tâm, thân  3 cái nhất quán ”; Khổng Tử nói rằng : “ ngô đạo nhất dĩ quán chi ” – Nhất là thể, Quán là dụng, “ Nhất Quán ” nghĩa là thể dụng hợp nhất, cũng có nghĩa là suất tánh.

 

Cái mà Thầy đã truyền cho chúng ta chẳng qua chính là cái đạo của “ thể dụng hợp nhất  ”, đấy cũng là chơn nghĩa của “ Di Lặc ”.

“ Di ” : tuỳ duyên – bất biến tuỳ duyên. “ Lặc ” :  bất biến – tuỳ duyên bất biến.

“ Bất biến tuỳ duyên, tuỳ duyên bất biến ” chính là thể dụng hợp nhất, cũng tức là “ vạn pháp quy nhất ”.

 

Lao Thuyên Ý Mã niệm Vô Sanh

 

Khẩu quyết là diệu phương để hàng vọng chứng chơn

 

Những cái đã nói ở trên là nói từ trên Quả địa Như Lai, nếu như từ Nhân địa của tu hành mà nói, “ khẩu quyết ” là diệu pháp hàng phục vọng tâm.

Phật hiệu chẳng có sự khác biệt của cao thấp, cái quan trọng là nhân duyên, vả lại phải khế cơ. “ Khẩu quyết ” đối với các tu sĩ Bạch Dương mà nói thì có nhân duyên đặc biệt và có sự gánh vác của một phần sứ mệnh. Thường mặc niệm ngũ tự chơn ngôn, quán tưởng dung mạo từ bi của Lão Tổ Sư, gánh vác gia nghiệp Di Lặc, chia sẻ gánh vác trọng trách đại nhiệm của Lão Tổ Sư là “ vị phật ứng vận thâu viên của tam thiên Lí, Khí, Tượng ”, để “ phò trợ Di Lặc thành đại đạo ”.

 

Sau khi cầu đạo, phần lớn mọi người tâm vẫn là thả hướng ra bên ngoài, nếu có thể thường niệm ngũ tự chơn ngôn, tức có thể “ lao thuyên ý mã niệm vô sanh ” ( buộc chặt cái tâm viên ý mã, niệm chẳng sanh ). Những tác nhân của thế giới bên ngoài quả thật là quá nhiều, quá mạnh rồi, vả lại những vọng niệm của bản thân chúng sanh càng mạnh hơn. Nếu như chẳng cách nào tự sức khắc phục, cách tốt nhất là nương nhờ vào sự trợ giúp của phật hiệu để hàng phụcChỉ cần có thể nhất tâm trì niệm ngũ tự chơn ngôn, nhất định có thể hàng phục vọng niệm, tiến đến khai ngộ kiến tánh.

 

Có một vị đạo thân nọ mỗi ngày không ngớt trì tụng ngũ tự chơn ngôn, có một hôm hoắt nhiên đại ngộ, vô cùng cảm ân đối với sự từ bi chỉ điểm của Ân Sư, do vậy mà cảm động buồn khóc đến nước mắt nước mũi ròng ròng. Cũng giống như “ Kim Cang Kinh ” phần thứ 14 đã ghi chép : “ Bấy giờ, ông Tu-Bồ-Đề nghe đức Phật nói kinh nầy, thời ông hiểu thấu nghĩa-thú của kinh, nên ông buồn khóc, rơi lệ ”. Do vậy, ngũ tự chơn ngôn này, nếu có thể thường trì niệm, công phu thuần thục, đạt “ lí nhất tâm bất loạn ” – minh tâm kiến tánh, tức có thể triệt ngộ nghĩa chơn thật Như Lai.

 

Những năm đầu Dân Quốc, tại Hoành Dương, có một người họ Vương, bởi vì ông ta làm công việc của thợ rèn, cho nên mọi người gọi ông là Vương thợ rèn. Cuộc sống của Vương thợ rèn trôi qua vô cùng thanh hàn bần khổ. Có một hôm, một vị xuất gia đi ngang qua trước cửa nhà ông, Vương thợ rèn mời vị ấy vào bên trong nhà, rất cung kính dâng lên một ly trà, sau đó thỉnh giáo vị ấy một vấn đề, rằng : “ Sư phụ ơi ! Con muốn thỉnh giáo ngài một vấn đề, những ngày tháng của con trôi qua quả thật rất khổ ! vả lại vừa nghèo vừa chẳng có thời gian, ngài có thể dạy cho con một phương pháp nào mà vừa chẳng tốn tiền lại chẳng tốn thời gian, lại còn có thể rời khổ được vui không ?

Vị Sư Phụ ấy trả lời rằng : “ có ! chỉ cần con có thể nhất tâm nhất ý niệm “ A Di Đà Phật ” thì được rồi.

Từ đấy, Vương thợ rèn mỗi ngày lúc rèn sắt, mỗi lần nện xuống một cái thì nhất tâm nhất ý niệm một câu “ A Di Đà Phật ”. Vợ của ông ta chẳng nỡ lòng, hỏi ông ta rằng : “ anh đả sắt đã đủ vất vả rồi, nay lại phải niệm phật, chẳng phải là càng mệt hay sao ? ”

Vương thợ rèn nói rằng : “ làm gì có ! trước kia nện sắt cảm thấy rất mệt, nay vừa nện vừa niệm phật trái lại chẳng mệt rồi ”. Cứ như thế trải qua 3 năm chẳng gián đoạn, có một hôm Vương thợ rèn nói với vợ của ông rằng “ tôi phải về nhà rồi ”.

Vợ của ông nghe rồi cảm thấy thật kì lạ chẳng cách nào hiểu nổi, đáp lại ông ta một câu : “ đây chẳng phải là nhà của ông sao ? ”; Vương thợ rèn cũng chẳng giải thích gì nhiều, tắm gội sạch sẽ, thay quần áo sạch sẽ, vẫn cứ tiếp tục nện sắt, cứ nện cứ nện, đột nhiên thốt ra một bài kệ rằng : “ luyện lâu thành thép, thái bình sắp gần, tôi vãng tây phương ”; sau khi nói xong thì đứng vãng sanh rồi, đấy mới là sự sanh tử tự tại thật sự.

 

“ Thái bình sắp gần ” trong bài kệ đó chẳng phải là chỉ thiên hạ thái bình bên ngoài, mà là chỉ thiên hạ thái bình của nội tâm. Hai câu đầu của “ Đạo chi Tông Chỉ ” nói rằng : “ kính thiên địa, lễ thần minh ” cũng là chỉ thiên địa của tự thân, vị thần minh của tự thân, chớ chẳng phải chỉ có chỉ thiên địa của ngoài thân, thần minh của ngoài tâm mà thôi.

 

Chỉ cần thiên hạ của tự thân có thể thái bình, thế giới bên ngoài làm gì mà bất bình đây ? “ Kinh Lăng Nghiêm ” nói rằng : “ Nên bình tâm địa, thì tất cả địa trên thế giới đều bình ”. Nếu như tự tâm bất bình, lại làm sao kì vọng thế giới bên ngoài có thể thái bình đây ? Đấy cũng là chơn nghĩa sở tại của “ Thế giới đại đồng các con nhìn thấy được ” mà Hàn Lão Tiền Nhân lúc còn tại thế đã nói. Bởi vì nội tâm của Lão Tiền Nhân đã bình, bèn tin sâu rằng mọi người đều có thể đạt đến cảnh giới này, do vậy mà ngài mới nói như thế.

 

Cũng có người cho rằng phật hiệu là cái chẳng cần phải giải thích, nó có vô lượng nghĩa, dùng bất cứ văn tự ngôn ngữ nào để giải thích đều chẳng viên mãn. Do vậy, chỉ cần thật thà niệm phật, chẳng khởi phân biệt, chớ có có bất cứ vọng niệm xen tạp thì đúng rồi.

 

Cách nói này quả thật có đạo lí của nó, thế nhưng phật hiệu, chơn ngôn mà bất cứ một pháp môn nào sở trì nhất định có nghĩa lí sâu xa của nó; nếu như có thể hiểu nghĩa chơn thật của nó thì sẽ càng có thể sanh khởi lòng tin vô song.

 

Thân là các tu sĩ Bạch Dương càng phải sanh khởi lòng tin sâu, hiểu được nghĩa chơn thật của ngũ tự chơn ngôn thì mới có thể vĩnh bất thoái chuyển.

 

Từ Tâm Quán

 

Bồ Tát Di Lặc trong “ Kinh Lăng Nghiêm – nghị thập ngũ viên thông ” nói rằng ngài ấy tu “ duy tâm thức định ” mà thành tựu, thế nhưng hằng muôn kiếp lâu xa đến nay, Di Lặc Tổ Sư thường tu “ Từ Tâm Quán ”, do đó lấy “ Từ ” làm họ, hai từ “ Di Lặc ” chính là ý nghĩa của “ Từ ”.

 

Từ có nghĩa là “ ban vui ”, chỗ nào cũng cho chúng sanh niềm vui, tuyệt đối chẳng làm tổn thương bất cứ một vị chúng sanh nào, đối với những lỗi lầm của chúng sanh thì cũng có thể tận sự bao dung tối đa, chớ chẳng so đo tính toán với họ, “ đại đỗ năng dung liễu khước nhân gian đa thiểu sự, mãn khang hoan hỷ tiếu khai thiên hạ cổ kim sầu ” ( dịch nghĩa : “ Lòng rộng bao la, quét sạch trần gian vô hạn hận , mặt đầy hoan hỷ, cười tiêu thiên hạ cổ kim sầu.”  ) chính là sự miêu tả hay nhất của từ tâm quán.

 

Sự tu tập từ tâm quán, trước tiên phải tự bản thân chẳng có những ghét hận, lòng sân, thậm chí chẳng có những ác niệm, kế đến khiến cho nội tâm được an tường và vui vẻ là nền tảng, càng tiến thêm bước mở rộng tâm lượng, kì vọng người khác cũng có thể an tường và vui vẻ.

 

Do đó tu từ tâm quán, phải trước hết nguyện bản thân có thể “ khoẻ mạnh, vui vẻ, an tường ”, kế đến nhất định cần phải đem lòng mình để suy ra lòng người ( thể hội tâm ý của người khác, nghĩ thay cho người khác, đặt mình trong hoàn cảnh của họ mà nghĩ thay cho họ ), hiểu rõ người khác, cũng giống như mình vậy, hy vọng họ có thể đắc được “ khoẻ mạnh, vui vẻ, an tường ” vả lại là sự mở rộng từ nhỏ đến lớn, từ thân cho đến sơ, cho đến tất cả mọi người.

 

Mỗi lần hành quán thì bắt đầu từ “ nguyện bản thân khoẻ mạnh, vui vẻ, an tường ”, khiến cho thân tâm hoàn toàn thả lỏng, nội tâm tràn đầy niềm vui, an tường.

Kế đến thì “ nguyện người nhà của mình khoẻ mạnh, vui vẻ, an tường ”, nghĩ đến một người nhà nào đó thì phát ra sự tưởng niệm “ nguyện 00 khoẻ mạnh, vui vẻ, an tường ”. Tiếp đến quán tưởng những người hàng xóm của phố phường, những người trong thôn, cũng “ nguyện họ khoẻ mạnh, vui vẻ, an tường ”. Như thế đem phạm vi khuếch rộng lớn đến làng xã thôn trấn, huyện thành, toàn tỉnh, toàn quốc, toàn thế giới, cho đến toàn vũ trụ.

 

Bất luận là người của quốc gia nào, màu da nào, là quen biết hay không quen biết, bất luận là thân hay sơ sơ : không thân, không gần gũi , thậm chí cho đến những kẻ địch của bạn, bạn đều phát ra cái tâm niệm “ nguyện họ khoẻ mạnh, vui vẻ, an tường ”. Tu từ tâm quán có thể phá trừ những “ tham muốn, lòng sân, sự si mê ” của nội tâm, lời nói hành vi cử chỉ sẽ không làm tổn thương bất cứ người nào, cứ là hy vọng họ có được niềm vui lớn nhất. Kết quả của nó là tôi hoan hỷ, bạn hoan hỷ, anh ta hoan hỷ, họ hoan hỷ, “ giai đại hoan hỷ ” ( mọi người đều vô cùng hài lòng vui vẻ ). 

Số lượt xem : 1065