Cực Lạc Tịnh Độ và Đâu Suất Tịnh Độ
Đâu Suất Tịnh Độ của Di Lặc Bồ Tát thù thắng, viên mãn như vậy, lại đơn giản dễ hành, vì sao lại có một khoảng thời gian dài ít người tu pháp môn này ?
Đến nay, người đời đại đa số đều chỉ biết có Tây Phương Cực Lạc tịnh độ, tưởng rằng “ cầu sanh tịnh độ ” tức là chỉ Tây Phương Tịnh Độ, vẫn chưa biết còn có Đâu Suất Tịnh Độ của Di Lặc, Đông Phương Lưu Li tịnh độ của Phật Dược Sư. Do vậy, khi đi thỉnh giáo một vài vị pháp sư và lật mở ra xem một số tạng kinh mới biết rằng Di Lặc Tịnh Độ lại thù thắng, viên mãn, đơn giản, dễ hành như thế. Lại cộng thêm điều kiện đặc biệt có của bản thân Đâu Suất tịnh độ nằm ở dục giới, tiếp cận nhân loại; nhân loại có thất tình lục dục tương đối dễ vãng sanh. Đối với những chúng sanh căn cơ trì đốn và thích đơn giản, ghét phức tạp của thời đại mạt pháp mà nói thì không thể không nói là pháp môn tu học tốt nhất.
“ Tịnh độ ” mà phật giáo đại thừa nói là dùng để chỉ quốc độ mà phật cư trú, ngược với cái gọi là “ uế độ ”, “ uế quốc ” mà chúng sanh thế tục cư trú. “ Đại Thừa Nghĩa Chương ” nói rằng : trong kinh có lúc gọi là “ phật địa ”, hoặc gọi là “ phật giới ”, hoặc “ phật quốc ”, hoặc “ tịnh sát, tịnh thủ, tịnh quốc, tịnh độ ”. Bởi vì phật giáo đại thừa nói rằng thập phương thế giới có vô số vị phật, cho nên “ tịnh độ ” cũng có vô số. Như là tịnh độ sa bà của Phật Thích Ca Mâu Ni; Lưu Li Quang Tịnh độ của Đông Phương Dược Sư Như Lai, Cực lạc Tịnh độ của Tây Phương A Di Đà Phật; Đâu Suất Tịnh Độ của Phật Di Lặc hạ sanh vào đời vị lai…Nơi mà Di Lặc Bồ Tát cư trú là tầng trời thứ 4 trong 6 tầng trời của Dục Giới, âm dịch là “ Tịnh Sử Đa Thiên ”, nghĩa dịch là “ tri túc ”, bởi vì những người ở trong cõi trời này chẳng sanh tham trước nơi ngũ dục, có thể triệt ngộ, hiểu thông suốt những đế lí của nhân quả, có thể tri lượng tri túc đối với cảnh giới “ nghĩ y phục được y phục ”, “ nghĩ thực được thực ”, cho nên gọi là tri túc thiên. Người trời ở cõi trời nầy rất là biết đủ (tri túc); bất cứ những gì, vừa đủ là thôi, không cầu nhiều. Di Lặc Từ Thị ở 49 tầng Như Ý Bảo Điện, nội viện trong cõi trời này, ngày đêm thường vì thiên nhân thuyết diệu pháp “ a bại bạt trí ”. Trong cõi trời thứ 4 còn có ngoại viện. Ngoại viện là nơi Thiên chúng ở, thuộc về phàm phu. Bồ Tát Di Lặc ở tại nội viện. Đâu Suất nội viện là tịnh độ của các vị Nhất Sinh Bổ Xứ Bồ Tát hay Tối Hậu Thân Bồ Tát, nghĩa là vị Bồ Tát còn mang thân sanh tử lần cuối cùng trước khi thành Phật, vì vậy nội viện còn gọi là “ nhất sinh bổ xứ ”. Bởi vì Di Lặc thượng sanh nơi này, cho nên có cái tên gọi là Di Lặc tịnh độ. Cách đây hơn 2500 năm Đức Bổn Sư Thích Ca cũng từ cung trời này giáng sinh.
Trước đây tại Trung Quốc vào triều đại nhà Đường rất thịnh hành việc tu Di Lặc tịnh độ. Như là vào thời Đông Tấn có không ít các vị tăng nổi tiếng, trên phương diện tín ngưỡng và tu trì đều vô cùng yêu thích việc sau khi chết được vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ. Đạo An - Vị Cao Tăng trứ danh của trung quốc từng dẫn dắt các đệ tử lập qua nguyện trước tượng Phật Di Lặc, phát nguyện vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ. Huyền Trang - Đại Sư Phật học của đời đường cũng vô cùng muốn vãng sanh Di Lặc tịnh độ. Trước khi qua đời, ông cứ mãi tụng niệm Di Lặc mãi không ngừng, hy vọng vãng sanh Đâu Suất tịnh độ.
Sau đó do pháp sư Trúc Pháp Khoáng sùng kính quý trọng “ Kinh Pháp Hoa ” và “ Kinh Vô Lượng Thọ ”, “ hữu chúng tắc giảng, độc xứ tắc tụng ” ( tạm dịch : có đám đông thì giảng, ở một mình thì tụng ”, khai sáng pháp môn Di Đà Tịnh Độ. Do phiên dịch của kinh Di Đà nhiều, mọi người đều phát nguyện vãng sanh Tây Phương tịnh độ, cho nên về sau thì Di Lặc Tịnh Độ người ta đến cả danh từ đều rất ít nghe đến. Trước mắt, thậm chí có rất nhiều các tín đồ phật giáo căn bản chẳng hiểu còn có cái gì gọi là “ Đâu Suất Tịnh Độ ”. Còn tịnh độ mà bây giờ tu đa số là chỉ Tây Phương Tịnh Độ.
Thật ra tại trung quốc, liên quan đến tư tưởng tịnh độ thì cực lạc tịnh độ và đâu suất tịnh độ là cùng truyền đến vào thời đại hậu Hán, cũng đồng thời phát triển trong tín ngưỡng của dân gian lúc bấy giờ. Tùy Đường cho đến nay, do có các Đại Sư như Huệ Viễn, Thiện Đạo nỗ lực hết sức đề xướng hoằng dương cực lạc tịnh độ, cực lạc tịnh độ mới thịnh hành hơn Đâu Suất Tịnh Độ.
Căn cứ vào giáo lý, pháp môn niệm phật của cực lạc tịnh độ là chú trọng niệm lực kiên cố, niệm đến nhất tâm bất loạn thì có thể đắc được phật lực chẳng thể nghĩ bàn của Di Đà Như Lai tiếp dẫn. Pháp môn đâu suất tịnh độ thì dựa vào “ pháp tướng duy thức ” mà kiến lập. Trên lý luận, trên giáo nghĩa thì hai cõi tịnh độ này rất có sự tranh cãi. A Di Đà Phật rốt cuộc là hóa thân, hay là báo thân ? có người cho rằng A Di Đà Phật là hóa thân, do vậy mà thế giới Tây Phương Cực Lạc chính là “ tịnh độ ” của Thánh phàm đồng cư. Có người thì cho rằng A Di Đà Phật là “ báo thân ”, do vậy mà thế giới tây phương cực lạc là “ báo độ ”. Thế giới cực lạc của “ báo thân ”, “ báo độ ” phàm phu tục tử chẳng thể vãng sanh, bởi vì người có thể nhìn thấy được báo thân của phật nhất định phải là bồ tát sơ địa trở lên. Dựa theo cách nói này, tư cách để vãng sanh Di Đà Tịnh Độ chỉ giới hạn ở bồ tát sơ địa trở lên, phàm phu tục tử chỉ có niệm phật chẳng thối chuyển tâm bồ đề, dần tiến đến vĩnh hằng mới có thể vãng sanh Di Đà tịnh độ. Do vậy, thời xưa không ít các tín đồ phật giáo bèn phát nguyện vãng sanh Đâu Suất Tịnh Độ của Di Lặc. Bởi vì Đâu Suất Thiên là Dục giới Thiên, ở trong Dục Giới, cách nhân loại rất gần. Nhân loại có thất tình lục dục tương đối dễ dàng vãng sanh mảnh “ tịnh độ ” này, nhận được sự phù hộ của Di Lặc, lắng nghe pháp âm của Di Lặc.
Đâu Suất Tịnh Độ là bảo tàng vô tận, cõi tịnh độ duy nhất của Dục Giới. Chúng ta chẳng nhanh chóng cầu sanh Nội viện thì còn đợi đến khi nào ? Lại vào lúc hiện thời mạt pháp, ma mạnh pháp yếu, thiện tri thức khó gặp, pháp môn khó tu, duy chỉ có tu nghiệp Di Lặc, cầu sanh Đâu Suất Tịnh Độ, thân cận Di Lặc Như Lai là pháp môn dễ tu chứng nhất. Một kiếp thì đến nội viện, đấy quả thật là pháp môn tiện lợi nhất trong các phương tiện của người tu hành trong thời mạt pháp.
Pháp môn vãng sanh Di Lặc tịnh độ so với những tịnh độ khác của thập phương thế giới thật sự là “ hy hữu nhất ”, chắc chắn đáng tin cậy nhất.
Số lượt xem : 1225