BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Chuyển Thức thành Trí

Tác giả liangfulai on 2023-05-13 09:15:07
/Chuyển Thức  thành Trí

Chuyển ngược Pháp luân hồi quang phản chiếu

 

Chúng ta đã biết rằng phải chuyển từ huyền quan, thế nhưng chuyển như thế nào đây ?

Huyền Quan của chúng ta giống như pháp luân của sinh mệnh chúng ta vậy, chỉ cần hồi quang thủ huyền, huyền quan của chúng ta bèn sẽ đem bát thức ngoan cường của chúng ta dần dần chuyển thành Tứ Trí của Phật.

 


Ý thủ huyền quan tuy rằng đơn giản, thế nhưng lại cần quá trình tiến dần đến sự thích ứng. Nếu như chẳng phải là dùng phương pháp tiệm tiến ( tiến dần ) thủ huyền, lúc mới bắt đầu hồi quang phản chiếu, bởi vì những lực lượng tà ác, Ngã chấp của bên trong A Lại Gia thức quá lớn, nên ban đầu sẽ có những tình trạng của áp lực, choáng váng chóng mặt xuất hiện, do đó mà dùng sự tiến dần mang tính giai đoạn sẽ có thể thoả đáng vững chắc hơn.

 

Phải học biết cách hồi quang thủ huyền, thời cơ tốt nhất là cầu đạo xong thì ngay lập tức học biết cách dùng tam bảo, bởi vì lúc mới cầu đạo xong thì lực lượng gia trì của phật lực mạnh nhất, lúc này dùng tam bảo có tác dụng hiệu lực mạnh nhất.

 

Nếu đã cầu đạo rất lâu rồi, cũng đã quên mất Tam Bảo, hoặc chưa quên Tam Bảo nhưng không có thói quen thủ huyền, chúng ta có thể dùng sự tiếp dẫn tiệm tiến để khiến cho pháp luân huyền quan khởi động.

 

Chuyển pháp luân không thể quá nóng vội được, phải chuyển một cách từ từ, bởi vì chúng ta đã quá lâu chẳng có chuyển động nó rồi, nếu như bỗng nhiên gấp vội đi chuyển thì lại chuyển chẳng động, sẽ thoái mất lòng tin, do vậy mà phải có tính giai đoạn.

 

Cũng giống như chiếc xe chưa có khởi động, đột nhiên thúc mạnh một cái thì xe sẽ hư mất, do vậy mà trước hết phải từ từ làm nóng xe, thường khởi động một lát trước để cho xe trở nên quen dần, đợi động cơ đã chuyển mở thì mới lên đường, không thể đem chiếc xe cũ 10 năm chẳng lái, mới khởi động thì đã lái lên núi A Lí Sơn rồi.

 

 

Chúng ta có thể đem việc chuyển huyền quan chia làm 5 giai đoạn để nói :

 

1. Gần gũi phật đường

 

Khi bản thân vẫn chưa cách nào thể nghiệm làm thế nào thủ huyền chuyển pháp luân, thì trước tiên có thể gần gũi phật đường trước, để phật quang giúp bạn chuyển pháp luân. Chỉ cần đến phật đường, phật đường thuộc về từ trường của tiên phật, trong sự bất tri bất giác của bạn mà đã đang giúp bạn chuyển pháp luân đấy.

 

Những người khá nhạy hễ khi đến phật đường thì cảm thấy rằng ở huyền quan giống như có một sợi dây vậy, bị kéo thật chặt, lúc đầu có chút khó chịu, sau đó mới phát hiện là ở huyền quan. Bởi vì có rất nhiều đạo thân có loại kinh nghiệm này, cho nên biết rằng bản thân phật đường có sức chuyển động pháp luân.

 

 

Đến phật đường tham gia lớp nghe các bài giảng, nghe không hiểu, thậm chí ngủ gật cũng chẳng sao, phật đường có tiên phật gia trì, sẽ khiến cho chúng ta thanh tịnh, nghỉ ngơi, thâu tâm.

 

Đến đạo trường chớ có đi xem người khác tu được như thế nào, thị phi đúng sai thế nào  …?, như thế sẽ chẳng được thanh tịnh. Trước hết đem vạn duyên dứt xuống, dứt tức là bồ đề; khi dứt xuống thì tâm bồ đề bèn có thể hiển hiện.

 

Thành toàn các đạo thân thủ huyền thì có thể bắt đầu từ việc gần gũi phật đường. Chỉ cần bằng lòng đến phật đường, tiên phật trong vô hình đã đang thành toàn chiếu cố, pháp luân huyền quan cũng sẽ tương ứng với pháp luân đang không ngừng chuyển bên trong phật đường, đại pháp luân tiểu pháp luân cùng chuyển. Đấy là sự thủ huyền của giai đoạn thứ nhất.

 

2. Khấu đầu

 

Thông qua việc gần gũi phật đường, thủ huyền bèn giống như đã tiến lên trước một bước. Tiếp theo đó có thể vào những lúc bình thường chẳng có đến phật đường, thể nghiệm cảm giác ý thủ huyền quan.

Nếu như không thể đến phật đường, đã thiếu bớt giai đoạn thứ nhất, thì cũng có thể bắt đầu từ giai đoạn này, dựa vào bản thân chuyển pháp luân.

Giải đoạn này tuy nói là “ khấu đầu ”, nhưng có thể chia làm hai loại :

 

1.Huyền quan đối hợp đồng : Có thể cảm thấy huyền quan có một luồng từ lực, đấy chính là pháp luân huyền quan đã đang chuyển động.

 

 

 

2. Khấu đầu : Hợp đồng đối huyền quan chấn động, là một loại phương pháp mau chóng chuyển động pháp luân huyền quan.

 

 

 

 

Bất luận là “ Vô ảnh sơn tiền đối hợp đồng ” hay là “ khấu đầu ”, có lúc sẽ phát hiện vọng niệm khởi lên, hoặc là chẳng biết khấu đến đâu rồi ?

 

Các đạo thân sẽ lầm tưởng rằng đấy là chuyện xấu, thế nhưng nó lại là sự bộc lộ của trí tuệ. Những người không tu bình thường, nào có biết rằng bản thân mình có tạp niệm, cả ngày nghĩ này nghĩ nọ, nếu như khấu đầu phát hiện có tạp niệm hoặc là tâm chạy đâu mất, đấy là chuyện tốt biểu thị trí tuệ hiển hiện trước mắt, là sự bộc lộ bước đầu của trí tuệ, như “ Kinh Viên Giác ” đã nói : “ giác thức phiền động, tịnh huệ phát sanh ”, ý rằng phát giác nhận ra tâm đã chạy đâu mất, loạn động, thì là giai đoạn sơ bộ của trí huệ thanh tịnh phát sanh.

 

Do vậy mồng một, mười lăm quay về phật đường phải khấu đầu cho nhiều, khấu đầu còn quang trọng hơn cả việc nghe bài giảng, nghe bài giảng chỉ là sự trợ duyên, khấu đầu mới là thật sự tiến hành thực hiện công phu “ chuyển thức thành trí ”.

 

3. Hiến Tâm Hương

 

Sau khi đã làm quen sự thủ huyền của hợp đồng đối huyền quan hoặc sự thủ huyền của khấu đầu, có thể tiến thêm bước “ hiến tâm hương ”, tăng cường thời gian và hiệu lực của sự chuyển pháp luân.

 

Phương pháp rất đơn giản. chính là tay ôm hợp đồng đối huyền quan, trong tâm mặc niệm lễ hiến hương, phần khấu đầu thì tay ôm hợp đồng khấu hướng huyền quan.

 

Kiểu hiến tâm hương này, có thể ở bất cứ nơi nào thanh tịnh, chỉ cần là chỗ không bị quấy rầy, cũng không quấy rầy đến người khác thì đều có thể làm sự tu trì này.

 

Nếu như đem sự tu thủ huyền xem như là luyện công, đã đến mức có thể hiến tâm hương, thì đã được xem là cấp độ cao rồi. Nếu lấy từ 1 đến 10 để tính, có thể hiến tâm hương thì đã đạt đến cấp thứ 7 rồi.

Hiến một lần tâm hương, ước chừng khoảng 5 phút; nếu có thể mỗi ngày có thể sáng tối 5 phút, pháp luân huyền quan mỗi ngày đều không ngừng chuyển động, việc chuyển thức thành trí chẳng bao lâu nữa thì sẽ thành hiện thực.

 

 

4. Chuyển Ngũ Tự Chân Kinh

 

Ngoài huyền quan đối hợp đồng, khấu đầu, hiến tâm hương là thủ huyền chuyển pháp luân ra, mặc niệm chân kinh cũng là một loại thủ huyền, bởi vì lúc bạn mặc niệm chân kinh, nhất định đồng thời đang thủ huyền.

 

Do vậy khi bình thường không ở phật đường, cũng chẳng có hiến tâm hương, nếu có thể thường mặc niệm vô tự chân kinh, thì có thể lúc nào cũng đều đang thủ huyền.

 

Mc đích của chân kinh là để khiến tâm quay trở về bản xứ ( nơi này ), vạn pháp quy nhất, do đó khi mặc niệm chân kinh chính là một kiểu chuyển thức thành trí. Niệm đến một trình độ nào đó thì sẽ xuất hiện : Ngũ tự ( 5 từ ) biến thành Vô tự ( chẳng có từ nào ), là tình trạng chẳng niệm tự niệm.

 

Mặc niệm chân kinh, phải niệm đến : ngũ tự chân kinh chuyển thành Vô tự chân kinh.

Mặc niệm chân kinh, phải niệm đến : chẳng niệm tự niệm, vô tự chân kinh tự động xuất hiện chớ chẳng cần nhắc nhở niệm. Cấp độ thủ huyền đến đây đã đạt đến cấp thứ 9 rồi.

Khi chẳng niệm tự niệm, tâm niệm tự nhiên trở về đến bản xứ, trở về từ bản xứ tức là “ thủ huyền ”.

 

5. Thủ huyền

 

Công phu cấp thứ 10 – trực tiếp thủ huyền

Giai đoạn cuối cùng nhất của thủ huyền chính là trực tiếp ý thủ huyền quan.

Trải qua sự khởi động thủ huyền của bốn quá trình trước, đã biết được cảm giác của việc thủ huyền là gì rồi, thì có thể thủ huyền – chuyển pháp luân vào bất cứ lúc nào bất cứ nơi nào.

 

Chúng ta phải chuyển ngược pháp luân, đem bát thức chuyển thành tứ trí, trước tiên phải tìm thấy nơi chuyển của pháp luân thường chuyển – huyền quan, sau đó trực tiếp hạ thủ nơi huyền quan, chuyển huyền quan cũng chính là chuyển pháp luân. Bài thơ chứng đạo của cư sĩ Bạch Cư Dị nói rằng : :無勞別修道,即是此玄關。」“ vô lao biệt tu đạo, tức thị thử huyền quan ” đã giải thích rõ rằng : then chốt của tu đạo ở chỗ huyền quan. ( Nội dung chỉ ra rằng chẳng cần phải tu luyện một cách vất vả mù quáng uổng phí thời gian. Bài tập quan trọng của tu chính là huyền quan khiếu này, chỉ cần hạ công phu ở chỗ của bổn tánh huyền quan, thì có thể thành tựu tất cả đạo nghiệp, chứng đắc được vô thượng chánh đẳng chánh giác, thánh vị của vô dư niết bàn ).

 

Năm giai đoạn hoàn thành sự thủ huyền

 

Trải qua cái thứ 1 : gần gũi phật đường, tiên phật gia trì khiến chúng ta tà niệm chẳng khởi, tiếp đó cái thứ 2 là khấu đầu, thứ 3 hiến tâm hương, dùng sự tu trì của bản thân mình giảm bớt những vọng niệm ( những niệm đầu sai lầm, những niệm đầu tự cho rằng mình đúng, … ), những công phu căn bản này chỉ cần thực hiện thì đã tiêu trừ phần lớn những tà niệm và vọng niệm, chỉ còn lại những tạp niệm vi tế, vậy thì trì dụng cái thứ 4 là ngũ tự chân kinh, có thể khiến cho tạp niệm dần dần biến mất, dùng một niệm ( chân kinh ) ngưng vạn niệm, tiếp đó chuyển ngũ tự chân kinh thành vô tự chân kinh, từ có chữ đến chẳng có chữ là chẳng niệm mà tự niệm, chẳng cần khắc ý, khi có tạp niệm khởi lên thì tự nhiên vô tự chân kinh niệm khởi, tạp niệm biến mất đem tâm thâu về.

 

Cuối cùng cái thứ 5 là trực tiếp thủ huyền. Sư Mẫu đã nói qua : 二六守玄,掃妄現自佛顏。” nhị lục thủ huyền, tảo vọng hiện tự phật nhan ” ( thời thời khắc khắc thủ huyền, quét trừ vọng tưởng hiện ra phật nhan của tự thân ); quét vọng, quét trừ sạch những chủng tử dị thục của bên trong A Lại Gia thức, hiện ra phật nhan của tự thân, đại viên kính trí xuất hiện, đại quang minh xuất hiện, trở thành người tu hành quang minh thản nhiên thư thái, chẳng cần phải đấu tranh vật lộn với lương tâm, chẳng cần mượn vào việc đọc tụng kinh điển để hàng phục vọng niệm, cũng chẳng cần dựa vào giới luật để ràng buộc kiểm soát những hành vi của bản thân.

 

( Ghi chú : DỊ THỤC THỨC

Một tên gọi khác của thức thứ tám (thức A Lại Da). Vì thức này chấp chứa chủng tử của tất cả các nghiệp, do thân, tâm, ý của người tạo ra, và những chủng tử này chín mùi dần, thành thục dần, biến dị dần để rồi hiện thành quả, cho nên gọi thức này bằng tên chung là Dị thục thức. Thực ra, không phải là thức thứ tám dị thục, mà là những chủng tử chứa trong thức đó dị thục. Dị là biến đổi, thục là thành thục, chín mùi (x. A lại da thức) ).

 

Như Khổng Tử đã nói :不思而得,不勉而中。」“ bất tư nhi đắc, bất miễn nhi trung ” , chẳng cần suy ngẫm thì đã có thể đắc được chân lí, chẳng cần miễn cưỡng ràng buộc kiểm soát bản thân, lời nói hành vi thì phù hợp với trung đạo ”.

 

Rất nhiều người tu hành ràng buộc quản thúc chẳng nổi những niệm đầu, hành vi của bản thân, bèn đi con đường thiền định, giống như A La Hán vào ở trong định, đóng kín 6 cửa ( nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý ) , thân thể, ý thức đều bất động rồi, tuyệt đối có thể làm được “ chư ác mạc tác ”, chẳng thể “ chúng thiện phụng hành ”, chẳng thể phổ độ chúng sanh, chỉ được một nửa, chẳng cách nào cứu cánh rốt ráo.

 

Do vậy mà tu đạo không thể chỉ là hạ công phu trên tư tưởng hành vi, phải hạ công phu ở chỗ gốc rễ căn bản, phải chuyển thức thành trí, triệt để đem những chủng tử đã tích chứa nhiều vạn năm ở bên trong A Lại Gia thức của chúng ta dùng pháp luân ngược chuyển – thủ huyền để trừ sạch hết từng cái một.

 

Làm thế nào chứng minh là có chuyển thành công hay không ?

 

Đã nói nhiều như vậy, chúng ta vẫn cứ phải nghiệm chứng một cái xem chúng ra rốt cuộc đã chuyển hay chưa ? Chúng ta làm sao biết rằng mình đã có chuyển hay chưa ? Phần trước đã nói qua, bất luận bạn xem hiểu hay không hiểu, chúng ta đã cầu qua đạo, pháp luân trong sinh mệnh đã khởi động, mỗi ngày đều đang chuyển. Nhưng làm thế nào chứng nghiệm ?

 

Nghiên cứu “ chuyển thức thành trí ” ,nguyên nhân chủ yếu chính là mỗi người chúng ta đều muốn làm một người tốt có trí tuệ nhận được sự tôn kính của mọi người, thậm chí làm người tu hành, thế nhưng lại làm không được, bởi vì bị A lại Gia Thức của chúng ta chỉ huy dẫn dắt, do vậy phải nghiệm chứng xem A Lại Gia  thức có chuyển hay không ?

 

Như thế nào là sự chuyển thức thành trí một cách thành công đây ? Chúng ta lấy việc ăn chay, ăn thịt mà mọi người đều quen thuộc để làm ví dụ :

 

Nếu như bạn không ăn thịt là bởi vì bạn biết rằng ăn thịt không từ bi, khắc chế những dục vọng ăn thịt của bản thân, đấy chính là dùng “ thức ” đang ăn chay, chưa có chuyển thức.

Nếu như bạn không ăn thịt, là bởi vì bạn chẳng muốn ăn, chẳng có cái dục vọng muốn ăn thịt, chẳng cần phải khắc chế dục vọng ăn thịt của bản thân, bởi vì nội tâm chẳng có dục vọng muốn ăn thịt. Vậy thì bạn đã chuyển cái “ thức ” của “ ăn thịt ” thành “ thành sở tác trí ” một cách thành công rồi, chẳng cần dùng sự quyết tâm để áp chế dục vọng muốn ăn thịt.

 

Nêu ra ví dụ này, có người hỏi : nếu như đã chuyển cái thức của việc ăn thịt rồi, trong ruộng thức vẫn còn có rất nhiều những thức khác như vậy, làm thế nào mà từng cái từng cái một đi chuyển đây ? phải chuyển đến kiếp nào đây ?

Chỉ cần kiểm nghiệm “ thập ác ” của bản thân có chuyển thành “ thập thiện ” hay không thì được rồi. Khi chúng ta chẳng muốn tham lam, chẳng muốn nổi sân giận, chẳng ưa thích đố kị oán hận, chẳng thích uống rượu, chẳng thích tà dâm … vậy thì bát thức đều đã chuyển thành tứ trí rồi.

 

Chuyển thức thành trí, về phần ý nghĩa của người tu hành thì ở chỗ : “ tư tưởng chẳng cách nào chủ đạo những hành vi của chúng ta, do đó phải bắt tay vào từ A Lại Gia Thức của chúng ta, ở đây nhổ trừ sạch những chủng tử dị thục, tránh việc những chủng tử này nảy mầm mới là sự tu hành căn bản gốc rễ, nếu không việc tu hành chỉ là dùng các giáo điều, giới luật cưỡng ép bản thân không làm điều ác, chớ chẳng phải là cái chơn, thiện, mĩ phát từ bên trong ”.

 

Khi nội tâm của bạn hoàn toàn chẳng có những niệm đầu muốn làm điều ác, thì bạn đã thành công chuyển thức thành trí rồi.

 

Chẳng phải là sự đơn thuần chẳng có làm chuyện xấu đâu, mà là chẳng có những niệm ác xấu;  niệm đầu chẳng có muốn làm tổn thương hại đến người khác, đố kị người khác, lừa gạt người khác … đương nhiên cũng không phải là yêu cầu bạn phải trong đầu toàn đầy những cái phải đi hành thiện trợ người như thế nào … chẳng phải là cứ mãi đi nghĩ nhớ điều thiện ( như những suy ngẫm chánh hướng ), mà là “ Vô Niệm ”, thấy tất cả pháp tâm không nhiễm trước, tâm niệm thường gìn giữ sự thanh tịnh, chẳng dính mắc, sạch được bổn tâm, khiến lục thứ ra cửa lục căn, đối với lục trần mà chẳng nhiễm trước, chẳng bị những chủng tử dị thục trong A Lại Gia thức khống chế.

 

Ăn thịt, uống rượu, hút chích ma tuý … tham tiền tài, háo sắc dục, yêu danh lợi, đố kị, so đo tính toán, keo kiệt … đều là thức thứ 8 tác quái; khi trong ruộng thức của chúng ta hoàn toàn chẳng có những nhu cầu tham muốn này thì chẳng cần phải kiềm nén dục vọng, tự nhiên có trí tuệ từ bi.

 

Sức mạnh của A Lại Gia Thức

 

Tu đạo tuy rằng có sức mạnh gia trì của tiên phật, thế nhưng không thể cậy dựa vào lực lượng của tiên phật để chuyển bát thức thành tứ trí; phật lực tiếp dẫn của cầu đạo giúp chúng ta chuyển cái thức của ăn thịt, thế nhưng những chủng tử ruộng thức khác phải dựa vào chúng ta thường hồi quang thủ huyền từ từ mà chuyển.

 

Lấy ví dụ, có vị đạo thân tu đạo đã nhiều năm, tưởng rằng bản thân rất xem trọng “ đạo ”, là người tu đạo thành tâm, thế nhưng vợ chồng thất hoà, cha con xung đột; hỏi kĩ xem xung đột những gì thì mới phát hiện rằng anh ta xem trọng bài tập của con đến mức thật không thể tưởng tượng nổi; chỉ mỗi một môn toán thôi thì phải học đến 7 lớp học thêm; lại đi nghiên cứu sâu xem vì sao anh ta lại chú trọng bài tập đến vậy, mới phát hiện là “ sĩ diện ” tác quái, bởi vì cái thời mà anh ta còn đi học, thi cử đều là hạng nhất, vậy nên chẳng cách nào nhịn nổi việc bài vở của con bị tụt lùi.

 

Do đó cho dù là tu đạo, cũng ăn chay, chương trình học đạo 4 năm ở giới sinh viên học sinh đều đã tham dự xong, thế nhưng cái mà bên trong tiềm ý thức, A Lại Gia Thức chứa đựng là hạt giống “ mình xếp hạng nhất ”, chồi mầm đã nẩy ra đương nhiên là bằng bất cứ mọi giá bức ép con học đến mức vợ chồng trở mặt nhau, cha con thất hoà.

 

Do đó cho dù là chúng ta tu đạo, nếu như chỉ là hạ công phu ở danh tướng hoặc trên ngoại công, chớ chẳng có “ chuyển thức ” hồi quang, thì bên trong A Lại Gia Thức của chúng ta vẫn còn có những hạt giống mà kiếp này, kiếp trước đã gieo xuống, không ngừng đang nảy  mầm, chủ đạo tư tưởng hành vi của chúng ta.

 

 

Số lượt xem : 866