Tín ngưỡng tôn giáo và tu hành
Chúng ta tiếp nhận sự giáo dục liên tục chẳng dứt của đạo trường về những chân lí phật pháp chẳng qua là để chúng ta hiểu rõ thế nào là thật tướng của đời người và làm thế nào để buông xuống những thứ trong lòng.
Có người nói rằng cuộc đời rất khổ, đấy đều là do tâm của chúng ta đã nảy sinh vấn đề. Khi chúng ta mang một cái tâm có bệnh để nhìn xem tất cả mọi thứ xung quanh thì trong tâm sẽ sản sanh rất nhiều những đau khổ vô minh.
Thiền Tông có câu nói rằng : con công tuy có thân màu rực rỡ, nhưng chẳng bằng con ngỗng trời có thể bay xa. Bởi vì con công bị cái hình tướng giả bên ngoài của bản thân trói buộc mất rồi, cho nên chấp trước cái dáng vẻ đẹp bề ngoài của việc xòe lông cánh, cũng ví như chúng ta mê hoặc những hình tướng giả bên ngoài, do đó mà nhìn chẳng thông, chẳng buông xuống được; còn con ngỗng trời vì sao lại tiêu diêu tự tại mà ngao du tứ xứ ? bởi vì nó chẳng có sự trói buộc bên ngoài.
Cũng giống như một người tu hành cùng sống ở cõi nhân gian giống với chúng ta vậy, nhưng thân tâm của anh ta lại nhẹ nhõm tự tại. Chúng ta hãy nghĩ nghĩ xem, là do cuộc sống của anh ta chuyện gì cũng như ý chăng ? hay là tâm của anh ta chẳng bị tất cả mọi thứ bên ngoài trói buộc ?
Cho nên chúng ta phải học tập xem nhẹ những hình tướng giả, mà sau đó tiến đến giải thoát khỏi những hình tướng giả thì chúng ta mới có thể thật sự khế nhập tu hành. Cho nên, thành tựu của thế gian là sở hữu càng nhiều thì có nghĩa là thành tựu càng lớn, nhưng thành tựu của tu hành chính là buông xả càng nhiều thì có nghĩa là thành tựu càng cao.
Tín ngưỡng tôn giáo chính là đem những nguyện vọng của mình thỉnh cầu nơi Tiên Phật Thần Minh bên ngoài, hy vọng những vị Tiên Phật và Thần Minh bên ngoài có thể giúp chúng ta vượt qua ải khó khăn, do vậy có được sự an ủi tạm bợ ngắn ngủi, cho nên tín ngưỡng tôn giáo chỉ có thể trị ngọn chứ chẳng cách nào trừ tận gốc; còn tu hành là bắt tay vào từ tâm tánh để bản thân biến thành tiên phật bồ tát, trước hết bắt đầu làm từ chỗ thay đổi niệm đầu, thói quen của mình, do vậy mà thay đổi vận mệnh của mình, sau đó tiến đến thay đổi cuộc đời của người khác.
Quá khứ vua Lương Võ Đế cứ cách 3 dặm thì cho dựng một am, 5 dặm thì dựng một chùa và cúng dường rất nhiều vị tăng, có một hôm hỏi Đạt Ma Tổ Sư rằng : tôi làm nhiều việc thiện như vậy, có công đức hay không ? Đạt Ma Tổ Sư rằng : thật chẳng có công đức ! Bởi vì vua Lương Võ Đế chỉ làm những việc thiện bên ngoài, chẳng có bắt tay vào hạ công phu từ tâm tánh, do vậy chỉ có phước đức chứ không có công đức. Lục Tổ Huệ Năng nói rằng : “ nội tâm khiêm tốn thì là công, bên ngoài hành lễ thì là đức. ”
Hoạt Phật Sư Tôn cũng từng nói qua : trong tâm cầu pháp là chánh pháp, ngoài tâm cầu đạo là ngoại đạo. Người có thể hoằng đạo, chẳng phải đạo hoằng người. Do vậy kinh điển chẳng phải là đạo, chúng ta phải mượn pháp để ngộ tâm, mượn những kinh điển bên ngoài để tu những vọng tưởng, chấp trước của mình, lúc nào cũng hồi quang phản chiếu, như thế mới có thể độ những chúng sanh bên trong của bản thân và cũng có thể độ hóa những chúng sanh bên ngoài.
Số lượt xem : 348