BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Giới thiệu đơn giản về Tam Bảo Tâm Pháp

Tác giả liangfulai on 2023-05-26 22:00:37
/Giới thiệu đơn giản về Tam Bảo Tâm Pháp

Phật rằng : “ Ta có chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền ”. Đấy là những lời phó chúc của Phật truyền pháp với đại đệ tử tôn giả Ma Ha Ca Diếp. Minh Sư chỉ điểm huyền quan diệu khiếu, dĩ tâm ấn tâm có thể đạt diệu cảnh niết bàn, pháp môn ẩn vi áo diệu của chân không diệu hữu. Sự truyền thừa của tâm pháp này không ghi chép ở tất cả kinh điển văn tự, cũng là cái mà các pháp môn giáo hóa bình thường chẳng cách nào truyền thừa.


Sự áo diệu và thù thắng của tiên thiên đại đạo là ở chỗ này. Chỉ có điều là những phàm phu tục tử chúng ta vô công vô đức, tài đức gì mà có thể đắc được cái đạo của chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm này ? Đấy là Hoàng Mẫu đại từ và Di Lặc Tôn Phật đại khai phổ môn, cho phép truyền xướng diệu ý của tam bảo tâm pháp, hy vọng đại đạo chí thiện chí mĩ sớm ngày hành nơi thiên hạ, đại phóng quang minh, chiếu sáng đại thiên.

 

Tam Bảo Quan, Quyết, Ấn mà Cung Trường Tổ Sư đời thứ 18 đã truyền vốn là mật bảo thiên cổ chẳng tiết lộ, không gặp đúng người thì không truyền, là vua của tất cả các pháp, phổ bị tam tào, tâm pháp tổng nhiếp thượng, trung, hạ căn. Do vậy diệu ý của tam bảo thì người sâu hiểu ý sâu, người cạn hiểu ý cạn của nó.


Những người hạ căn bình thường không thể triệt ngộ diệu ý vô cùng sâu của tam bảo, chỉ xem tam bảo là công cụ có ích để bảo vệ bình an, tiêu tai cải ách; đắc tam bảo rồi mà lãnh đạm thờ ơ, thái độ không rõ ràng, nhiều lắm thì cũng chỉ là cảm phục sức thần thông của tam bảo hiển hóa mà duy trì gìn giữ đạo tâm mà thôi.

 

Còn đối với những người thuộc căn trung thừa thì xem tam bảo là tín vật thông thiên về trời, thoát kiếp tị nạn, tuy rằng có thể phát lòng thành tu hành, nhưng cách tam bảo chân tạng vô cùng xa, uổng phí một mảnh tâm huyết thành toàn của lòng Thầy.

 

Những người thuộc thượng căn khí thì nhận chấp tam bảo là diệu ý của ngũ giáo; thiên kinh vạn điển không ngoài tam bảo. Đắc tam bảo rồi thì thái độ thành khẩn, vui vẻ
thành tâm thành ý phục tùng, ghi nhớ kĩ trong lòng, nhưng tâm có chỗ trụ, vẫn lìa thiên nhiên bổn lai.

 

Nếu là người thượng thượng căn, đắc tam bảo rồi ngay tức khắc ngộ ra tự tánh, thân kiến thánh vực vô cực lý thiên, vạn thiện cụ túc, công đức viên mãn, tâm hội thái hư, viên dung vô ngại, vĩnh giác bất muội, duyên khởi tánh không, đồng thể đại bi, làm quyến thuộc của Di Lặc, tùy duyên liễu nguyện, thay trời tuyên hóa, đồng trợ thiên bàn, hóa ác thế ngũ trược thành cõi nhân gian tịnh độ, liên bang đại đồng ! Tam bảo chân truyền này là pháp môn vi diệu mà phật đã nói. Chúng ta nên thật tốt mà thể hội lấy.


1. “ Pháp bình đẳng ” và “ Pháp vô thượng ”

 

Pháp môn có đến nghìn nghìn vạn vạn, vì sao vậy ? chẳng qua là để đối trị nghìn vạn loại tâm của chúng sanh. Do vậy Phật Đà giảng kinh thuyết pháp 49 năm đại đa số đều dùng trí phương tiện để thuyết pháp phương tiện, dùng tám vạn bốn nghìn pháp môn để đối trị tám vạn bốn nghìn phiền não của chúng sanh.


Lục Tổ Đàn Kinh rằng : “Thiện tri thức, pháp môn này từ một BÁT NHÃ mà sanh ra tám mươi bốn ngàn trí huệ. Tại sao vậy? Vì con người có tám mươi bốn ngàn trần lao, nếu không có trần lao thì trí huệ luôn luôn hiển hiện, chẳng lià tự tánh. ”


Bất luận Phật môn thuyết pháp, Nho môn thuyết pháp đều có hiển pháp và vi pháp. Phật Đà giảng kinh thuyết pháp 49 năm, khai diễn 16 lần pháp hội, số lượng những người được triêm phật ân thì chiếm vô số, nhưng những người có thể đăng thật vị thì không ngoài con số rất ít ỏi.

 

Khổng môn giáo hóa, hữu giáo vô loài ( không có sự phân biệt phú quý bần tiền đối với những đối tượng thí giáo ). Ba nghìn đệ tử, tứ phối thập nhị triết, bảy mươi hai Hiền cũng đa số thuộc về phạm vi bên trong những giáo hóa bình thường, đấy đều là “ pháp bình đẳng ”, là dựa vào sở thích, năng lực tiềm tàng, chuyên môn của mỗi người mà dẫn đạo, giáo hóa cải chính mà thôi. Còn “ Pháp vô thượng ” là pháp môn đốn ngộ, công phu của minh tâm kiến tánh; lúc đại đạo vẫn chưa phổ truyền, những người mà có thể đắc pháp chân truyền này thật sự là vô cùng hiếm hoi.


Lúc Phật Đà thuyết kinh Pháp Hoa tại núi Linh Thứu, cộng lại đã tám năm, chúng đệ tử có đến trăm vạn, đấy vẫn là những giáo hóa bình đẳng mà thôi. Sự truyền thừa pháp vô thượng thật sự thì là trong niêm hoa thị chúng trên hội Linh Sơn, tôn giả Ma Ha Ca Diếp lĩnh ngộ thị cơ, khẽ mỉm cười, biết là Phật Đà thử trí tuệ của các đệ tử, chỉ có giữa lúc Ca Diếp mỉm cười một cái, đại đạo ấn tâm.

 

Những người đắc truyền pháp vô thượng trong Khổng Môn duy chỉ có Nhan Hồi, Tăng Sâm. Khổng Tử rằng : “ Sâm hồ ! Ngô Đạo nhứt dĩ quán chi ”. Tăng Tử rằng : “ Duy ” ( Tạm dịch : Khổng tử nói : Tăng Sâm à ! tư tưởng của tôi chỉ dùng một tư tưởng cơ bản có thể quán triệt được ”, Tăng Tử nói : “ đúng vậy ” ). Sự truyền thừa của pháp môn vô thượng này, dĩ tâm ấn tâm, chẳng cách nào dùng lời nói. Cho nên học sinh của ông hỏi rằng : “ hà vị dã ”, Tăng Tử rằng : “ phu tử chi đạo : Trung, thứ nhi dĩ hỷ ”. ( tạm dịch : học sinh của ông ta hỏi : “ có ý nghĩa gì vậy ? ”. Tăng Tử nói : “ đạo của phu tử chính là trung thứ mà thôi ).


Thật sự có thể khế ngộ bổn thể của đại đạo thì duy chỉ có pháp vô thượng mà thôi. Do đó Phật Đà thuyết pháp với các Bồ Tát thì chủ yếu lấy pháp vô thượng làm chính, pháp bình đẳng làm phụ, mục đích đều là hy vọng có thể triệt ngộ bổn tánh, cũng là Vô Tướng Tụng mà trong Đàn Kinh đã nói :

“Pháp tức vô đốn tiệm,

Mê ngộ hữu trì tật,

Chỉ thử kiến tánh môn,

Ngu nhơn bất khả tất.

Thuyết tức tuy vạn ban,

Hợp lý hườn quy nhất.

Phiền não ám trạch trung,

Thường tu sanh huệ nhựt,

 

Tạm dịch :

 

Pháp vốn chẳng đốn tiệm,

Mê ngộ có nhanh chậm,

Pháp môn kiến tánh này,

Kẻ ngu chẳng thể biết.

Thuyết tuy muôn ngàn lối,

Ðúng lý chỉ là một,

Nhà phiền não đen tối,

Thường nên sanh huệ nhựt,


2. Sự áo diệu của tam bảo tâm pháp


Các đệ tử Bạch Dương nên biết : hiển tượng tam bảo gửi gắm ở bề ngoài âm thanh hình tượng là thuộc “ pháp bình đẳng ”, phàm những người thành tâm cầu đạo, người người đều có thể đắc được. Về phần chân đạo ẩn vi, tức cần người truyền cho và người tiếp nhận dĩ tâm ấn tâm, không tiết lộ đến tai của người khác ! Do vậy mà đối với tam bảo Bạch Dương, người cạn chỉ thấy nghĩa cạn của nó, người sâu thì thấy nghĩa sâu của nó. Niết bàn diệu tâm, chánh pháp nhãn tạng không ra khỏi bên ngoài tam bảo. Hy vọng rằng các đồng tu có thể thật sự thể hội nhãn tạng của chánh pháp nơi tam bảo, thật sự giác ngộ diệu tâm của niết bàn mới có thể ngộ được “ vô thượng pháp ” của “ chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm ”

 

Tam Bảo

 

1. Huyền quan khiếu


Nhất chân quán tưởng pháp :
 

Khắp thân tứ đại đều là giả, duy chỉ có một điểm huyền quan là thật. Chỗ của một điểm này gọi là “ cửa chính ”. Mắt, tai, mũi, lưỡi đều là những cửa sanh diệt, duy chỉ có một điểm huyền quan này là cánh cửa bất sanh bất diệt. Con người sau khi tuổi thọ đã hết, nếu hồn phách ( thức thần ) không từ cửa chánh khiếu này ra thì không thể siêu thoát sanh tử, chứng vô sanh pháp nhẫn.


Toàn thân duy chỉ có linh tánh là thật, thân ngoài đều là hư vọng không thật. Do vậy lúc nào cũng quán tưởng “ nhất chân ” này chứ không để cho lục tặc đi cửa phụ, tâm không chuyển theo ngoại cảnh, cái diệu của thủ huyền đạt đến cảnh giới đóng mà chẳng đóng. Lâu rồi thì công phu thuần thục, quán mà chẳng quán, tưởng mà chẳng phải tưởng, tất cả tùy tâm sở dục nhưng đều không vượt ra quy củ bổn phận; nếu thường ứng duyên bất biến thì lục căn thường tịnh thường ứng, thường ứng thường tĩnh mà siêu thoát lục đạo luân hồi, điều đó đã nằm trong tay mình. Người thủ huyền trước tiên là dựa vào thu vạn niệm quy một niệm, thu một niệm mà suất tánh ( dựa theo thiên tánh mà hành ), cho đến cuối cùng thì ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ( tạm dịch : nên không trụ vào đâu mà sanh tâm )


Nhờ ngón tay thấy trăng
 

Thế Tôn thuyết pháp 49 năm đều là phương tiện từ bi, cho thuốc trị bệnh, nhưng là “ dùng lá vàng dỗ con nín khóc ” mà thôi ! Từ đầu đến cuối chưa thể hiện ra tâm pháp thượng thừa, do vậy mới có việc niêm hoa trên hội Linh Sơn, Ca Diếp Tôn Giả mỉm cười, tâm pháp nhất phật thừa rời khỏi văn tự lời nói, gọi là giáo ngoại biệt truyền. Nay nhất chỉ diệu đạo mà Minh Sư đã truyền cũng là rời khỏi văn tự lời nói, cùng một huệ đế với niêm hoa vi tiếu. Minh Sư phụng thiên thừa vận, tức là đem tâm pháp niêm hoa vi tiếu này phổ chiếu thiên hạ lần nữa, phát dương quang đại !

 

 ( Kinh Niết Bàn nói rằng : như lúc con cái khóc, phụ mẫu lập tức dùng lá vàng của cây Bạch Dương mà nói rằng : đừng khóc đừng khóc, ta cho con vàng. Đứa bé nhìn thấy đã tưởng là vàng bèn ngưng khóc. Nhưng lá cây Bạch Dương này chẳng phải là vàng )

 

Lão Tử cũng nói : “ tuy danh đắc đạo, thật vô sở đắc ”, do đó không thể chấp trước ở một chỉ, khi hiểu rõ một chỉ của Minh Sư là muốn chúng ta mượn nhờ chỉ này mà nhìn thấy trăng sáng của tự tánh. Do vậy các tu tử tuyệt đối không thể chỉ nghĩ đến một chỉ, không thể chỉ ngưng ở trên đầu ngón tay mà quên mất tự tánh chân phật mà ngón tay đã chỉ. Cho nên chớ có chấp trước ở trên một điểm của huyền quan ( ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ) mà lại quên đi cái tiên thiên bổn giác, vị vô sanh chân nhân mà ngón tay đã chỉ. )

 

Chúng ta phải thể hội dụng ý sâu xa cực phí tâm tư của Minh Sư, chính là phải mượn ngón tay chỉ của Điểm Truyền Sư mà biết được tự thân mỗi người đều có một vị vô sanh chân nhân.


Lục Tổ Đàn Kinh rằng : “ chẳng biết bổn tâm, học pháp vô ích ”. Phải biết tự tâm là phật, không thể hướng ra ngoài cầu phật, lao tâm phí thần mà quên đi tự tâm chơn phật.

 

Chư Phật thuyết pháp, chưa từng nói một chữ, không thể nói ! không thể nói ! Trăm nghìn vạn diệu dụng vốn dĩ là bảo vật quý báu vốn có của bản thân, do vậy nói rằng : thiên thượng thiên hạ duy “ đạo ” độc tôn ! Nếu chẳng biết tự tánh chân phật này thì mọi sự khổ tu như mài gạch thành gương, khổ chết chẳng thành; nếu biết vốn có tự tánh chơn phật này thì đủ thứ tu hành như mài ngọc thành gương, càng mài càng sáng.

 

2. Ngũ tự chân ngôn


Từ tâm quán tưởng pháp :

 

Ứng Kiếp Kinh rằng : hỗn độn sơ khai, định tựu thập phật trưởng giáo ( tức thất phật trị thể, tam phật thâu viên ). Ba từ phía trước của chân ngôn là ghi chép trần thuật lại sự vận hành nguyên hội của trời đất vũ trụ. Hai từ sau là vị phật mạt hậu thâu viên – Phật Di Lặc. Có thể từ họ tên mà biết được đặc đức của Di Lặc từ tâm. Di Lặc là tiếng phạn, dịch thành tiếng trung quốc là “ từ ”. Phát tâm ban đầu nhất của Phật Di Lặc chính là xuất phát từ từ tâm. Từ bi trong quan niệm của những người bình thường hình như giống nhau. Thật ra bi là tâm bi mẫn, chú trọng ở việc cứu vớt những đau khổ của người khác; từ là cho tâm vui vẻ. Chúng sanh không có hạnh phúc và vui vẻ, phải nghĩ cách cho họ hạnh phúc và vui vẻ.

 

Đương nhiên, tâm phật là có đủ từ và bi, đấy cũng là cái nhân của việc tu đạo cần phải hành công đức nhiều, tam thí cần mẫn vun bồi; còn đặc đức của Phật Di Lặc là nghiêng nặng nhấn mạnh ở việc tu tập từ tâm ! Kinh rằng : Lúc phát tâm ban đầu nhất của Di Lặc Bồ Tát tức không sát sanh, không ăn thịt của chúng sanh, từ nay về sau đều lấy “ từ ” làm tánh.


Chúng ta biết rằng Phật Thích Ca Mâu Ni phát nguyện thành phật trong ngũ trược ác thế, cứu trợ những chúng sanh khổ đau, đấy là tượng trưng cho bi tâm ân trọng của đức Thế Tôn. Thế giới mà Di Lặc Bồ Tát hạ sanh vào đời vị lai là cõi tịnh độ ( thế giới đại đồng ). Ngài phát nguyện thành phật nơi tịnh độ, người người được hưởng hạnh phúc vui vẻ, đấy tượng trưng cho từ tâm vĩ đại sâu rộng bao la của Di Lặc.

 
Các đệ tử Bạch Dương trì niệm chân ngôn thì phải phát tâm giống như Di Lặc Bồ Tát, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào cũng tận hết sức mình đi giúp đỡ người khác, khiến cho người ta được an lạc, được hạnh phúc, cho nên ăn chay, không sát sanh là điều mà pháp môn Bạch Dương xem trọng, bởi vì đó là phương pháp tăng trưởng từ tâm. Do vậy mà các đệ tử Bạch Dương tín ngưỡng Di Lặc, do trì niệm pháp hiệu của ngài, lại tu tập pháp môn từ tâm, đương nhiên sẽ tương ứng với từ tâm của Phật Di Lặc mà chẳng khó gì để lên Đâu Suất Thiên ( thiên phật viện ) rồi.


Do vậy người tu đạo phải thường trì chân ngôn, quán tưởng dung mạo từ bi giai đại hoan hỷ của Di Lặc Tổ Sư, cứu thế độ nhân, hành thiện bố thí, nghĩ thay cho người khác, giúp đỡ người khác nhiều vào, vô tâm vô vi, khiến cho từ tâm lúc nào cũng làm ấm áp người khác mà không chấp công tính đức. Như vậy đương nhiên tất sẽ kết đại sự nhân duyên vô cùng sâu với Di Lặc Tổ Sư của việc gặp phật, nghe pháp, chứng quả liễu thoát sanh tử.
 

Định Tuệ song tu :


Ngũ tự chân ngôn là giáo lý của ngũ giáo ngưng kết mà thành. Từ Vô Cực Lý Thiên đến Thái Cực Khí Thiên cho đến Hoàng Cực Tượng Thiên, bao hàm những giáo hóa của kinh điển ngũ giáo, càng bao hàm cái lý của vạn sự vạn vật tạo hóa giữa đất trời vũ trụ.
 

Danh hiệu của Tổ Sư cũng đã bao hàm bổn thể và tác dụng của đạo, cho nên thể dụng đều kiêm đầy đủ trọn vẹn, định tuệ song tu.


 “ Thể ” là tự tánh bổn thể như như bất động, bổn tánh thanh tịnh, diện mục vốn có của mỗi người. “ Dụng ” là đem cái bổn tâm bổn tánh này đi hành ra ngoài, làm ra ngoài, là hành vi của bổn nhiên. Dụng thì có thể vô cùng vô tận, do vậy nói rằng : thả ra thì có thể ngập tràn khắp trời đất, vũ trụ thiên hạ, tức là tác dụng của nó, còn cuộn lại thì lui ẩn nơi bí mật, thu buộc trở về, cưỡng chế trói buộc trở về chỗ một chỉ của Minh Sư, là trở về chỗ tự tánh thanh tịnh.


Cho nên linh tánh hợp với nhục thể, tức tánh hợp với mệnh, diệu dụng của nó vô cùng. Thể dụng hợp nhất, định tuệ song tu, nhất bổn có thể tán vạn thù, vạn thù cuối cùng lại quy về nhất bổn, trở về lại bổn thể thanh tịnh, đương thể thành phật.

 

3. Hợp đồng


Xích tử quán tưởng pháp :


Tí ( 子 ) hợi ( 亥 ) kẹp nhau, vốn hàm biểu tượng âm dương hợp nhất, cũng là một chữ “ hài ” ( 孩 ), do đó tay ôm hợp đồng giống như tay ôm một đứa bé. Xích tử chi tâm tức là tự tánh phật ngây thơ chẳng tà, cũng tức là cái tâm bình thường. Xích tử chi tâm chẳng phải là thức, chẳng phải là trí, chẳng phải là dục, chẳng có yêu ghét, chẳng có phân biệt, không tạo tác, không chấp trước, ngây thơ thuần khiết, đói thì ăn cơm, buồn ngủ thì nơi việc chẳng có tâm, nơi tâm chẳng có việc, mọi thứ bộc lộ thuận theo tự nhiên.
 

Nếu có thể vào hàm ý này, hợp với cái tâm của xích tử, đồng với cái tâm của xích tử, lúc nào cũng mang một cái tâm của xích tử ( trẻ sơ sinh ), lúc nào cũng tùy duyên mà hóa, vui vẻ từ bi mà thực hành việc giáo hóa, làm tất cả những việc thiện, không làm những việc ác. Hy vọng rằng mọi người có thể hiểu sâu pháp nghĩa vô cùng sâu của thiên nhiên như lai.


Khôi phục hình trạng vốn dĩ ngây thơ không trải qua sự trang sức. Hợp đồng bao lấy đồng với thế giới, đồng với vũ trụ. Triết học gia có cảnh giới liễu ngộ quên cái tôi “ vũ trụ tức là tôi, tôi tức là vũ trụ ”, đấy là khế hợp với cái tôi lớn, quay trở về cái tâm phật của thế giới đại đồng. Kinh Dịch nói rằng : “ nhất âm nhất dương chi vị đạo ” càng chỉ thị rõ chân lý của hợp đồng sắc không. Cho nên tí hợi kẹp nhau thì là ôm lấy vô cực, do vậy mà bảo này là mượn sự lãnh ngộ của thân căn mà lãnh hội chân đạo.


Thông qua những quán tưởng và tu trì như thế, dựa theo từng bước mà thật tu, có thể thành tựu phật quả.

 

Duy chỉ có những người thật sự thượng thượng căn thì trong quá trình Tổ Sư truyền thụ “ pháp vô thượng ”, mắt thấy điểm huyền, tai nghe chân ngôn, tay ôm hợp đồng, ngay lập tức khai ngộ kiến tánh, lập tức nhìn thấy tự tánh lão mẫu, như vậy tâm thần lãnh hội, chẳng di dời một bước tức Lý Thiên.

 

Chúng ta hồi tưởng lại cái mỉm cười của Ca Diếp Tôn Giả, cái “ đúng vậy ! ” của Tăng tử, cái “ tất cả vạn pháp , chẳng rời tự tánh ” của Lục Tổ, chẳng phải chính là ngay lập tức kiến tánh đó sao ? lại còn Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của chúng ta sau khi đắc đạo thì tín thụ phụng hành, bi trí song vận ( chẳng những phải bản thân ngộ ra chân lý , lại còn phải dùng cái tâm từ bi để đi độ hóa chúng sinh ), cứu độ chúng sinh, cả đời từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc không thay đổi, đấy chẳng phải chính là lãnh thụ “ pháp vô thượng ” của đại đạo này mà ngay lập tức nhìn thấy tự tánh lão mẫu, pháp thân Như Lai này chăng ? đấy là sự huyền bí của tam bảo tâm pháp chân truyền.

 

Kết luận 

Tam bảo thật tướng, thật tướng vô tướng. Cái mà từ bề ngoài của âm thanh, lời nói đi thể ngộ là “ pháp bình đẳng ”. Chân đạo ẩn vi là dĩ tâm ấn tâm, thật sự khế ứng cái chơn của Lý Thiên Hoàng, cái chơn của chư thiên tiên phật. Cho nên các đệ tử đắc đạo phải chăng cũng nên xem xem tâm của bản thân mình rốt cuộc có chơn thật hay không ?

 

Đại đạo thật tướng chú trọng ở hai chữ giác, hành. Giác hành viên mãn tức là phật. Giác là giác cái nghĩa chân không Như Lai của huyền quan; hành là hành cái diệu của huyền quan có nghĩa suất tánh ( dựa theo thiên tánh mà hành ). Giác hành viên mãn, phản bổn hoàn nguyên.

Số lượt xem : 522