BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tâm Kinh

Tác giả liangfulai on 2023-07-16 22:34:31
/Tâm Kinh

Lời nói đầu

 

  1. “ Ma ha ” là quảng đại, chỉ đại đạo quảng đại vô biên, bao la thiên địa, dưỡng dục quần sanh. 

           “ Bát Nhã là diệu trí tuệ.

  1. “ Ba La Mật Đa ” là đến bến bờ.
  2. “ Tâm ” là Đạo Tâmbổn tánh của con người.
  3. “ Kinh ” là con đường, con đường phản bổn hoàn nguyên. Phật Tổ từ bi dạy cho chúng ta hàm ý của tên kinh : con người nên thể ngộ Đại Đạo, dựa vào diệu trí tuệ mà hành Đạo mới có thể thoát ly biển khổ sinh tử mà đạt đến bến bờ, đó hoàn toàn dựa vào cái Đạo Tâm này chí thành không nghỉ ngơi để hướng đến lý vực quang minh.
  4. Tâm là chủ nhân của thân, Tu Đạo là tu Tâm, Bàn Đạo là tận Tâm, mật bảo mà Thánh Phật truyền chính là Tâm Pháp.
  5. Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh toàn văn cực ngắn, chỉ có 260 từ, có thể nói là cái cốt tủy của tất cả Kinh bảo Điển của nhà Phật. Người tu hành nếu có thể trả tụng và hành lễ, tức sẽ được ích lợi vô cùng.

 

  1. Tâm kinh, Thanh Tịnh Kinh, Đại Học, Trung Dung Kinh là Tâm pháp vô hình của Tam giáo Thánh Nhân, mượn văn tự hữu hình để làm dẫn giải sâu sắc nhất, lời ngắn gọn súc tích mà ý đầy đủ.

 

  1. Nếu đã hiểu rõ kinh này thì nên hiểu ý của Phật mà tuyên hóa rộng rãi, nhanh chóng độ người có duyên, bước lên bờ bến của Đạo, để báo đáp ơn của Phật.

 

Tâm Kinh

 

Có người hình dung một bộ “ Kim Cang Kinh ” bằng với tất cả tinh hoa của kinh điển phật giáo, nhưng một bộ “ Tâm Kinh ” lại giống như cái tinh túy được cô đọng trong cái tinh túy của “ Kim Cang Kinh ”.

 

Tâm kinh là cái tâm trong cái tâm Ba la, là chân tâm trong cái chân tâm, cái này siêu vượt cái chân tâm của pháp hữu vi, cũng chính là cái tâm trí tuệ. Nếu có thể thực hiện và sử dụng rộng rãi cái tâm trí tuệ này thì tức sẽ có thể phá trừ tam chướng ( báo chướng, nghiệp chướng, phiền não chướng ).

 

Quán tự tại Bồ Tát

 

Thường xuyên quán tưởng nội tâm của chính mình, hồi quang phản chiếu xem tự mình có phải tự tại hay không.

 

Phản chiếu nội tâm nếu không vọng tưởng thì tự tánh tự nhiên tự tại; nếu có vọng tưởng thì tự tánh tức hình thành chướng ngại.

 

Bồ tát chính là giác hữu tình, hữu tình chính là chỉ tất cả mọi chúng sanh. Quan Thế Âm Bồ Tát sớm đã chứng ngộ cảnh giới đại tự tại, vì vậy còn xưng là Quán Tự Tại Bồ Tát.

 

Các Thánh Nhân giáo dục, dẫn dắt tất cả chúng sanh vượt thoát luân hồi, đoạn tận phiền não thì chúng ta tôn xưng họ là Bồ Tát.

 

Tự tại Bồ Tát chủ nhân ông trong ngôi nhà của chính mình, cũng chính là linh tánh của chính mình, thiên tính ( tính cách do trời phú ) của con người vốn dĩ là thuần thiện , có thể nói là Phật, cũng có thể nói là Bồ Đề, cho nên Phật Tổ nói : “ Chúng sanh giai hữu Phật tánh ” ( tất cả chúng sanh đều có phật tánh ).

 

Nói một cách dễ hiểu : Mỗi người đều có “ tự tánh Phật “ cũng chính là “ Tự tại Bồ Tát ”, tuyệt đối không được mê muội cái “ chân ngã “ ( cái tôi thật sự ), nên thời thời khắc khắc không rời khỏi cái “ tâm đạo “ này, cho nên phải “ tri chỉ ”, phải “ năng quan ”, đó chính là lúc không có dục niệm, phải đạt tới miệu dụng của quán tự tánhlập công lập đức, dĩ thân thị đạo ( bản thân mình phải thể hiện đạo ra ngoài ), nếu một khi dục niệm bắt đầu phát động thì phải nhanh chóng phản quan cửa khiếu của tự tánh, tu tâm luyện tánh, không tạo ra sai trái tội lỗi.

 

Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời

Khi tu hành trí tuệ thâm sâu đạt đến bờ bến.

Vì sao lại có sự phân biệt trí tuệ sâu và cạn ? cái gì là trí tuệ thâm sâu ? cái gì là trí tuệ nông cạn ?

 

Nếu chỉ là những người vì liễu thoát sinh tử của bản thân mình, chỉ mang cái tốt đẹp cho bản thân mình mà không quan tâm đến sự chìm nổi luân hồi của chúng sanh, những người chỉ cầu mong cho bản thân mình chứng ngộ Bồ Đề thì gọi là trí tuệ nông cạn.

 

Chỉ duy có hành đạo Bồ Tát đại thừa, phát tâm cứu độ tâm lượng của tất cả chúng sanh mới thật sự là đại trí tuệ, trí tuệ thâm sâu, mới có thể đạt đến bến bờ đại giác ngộ.

 

Hành : công phu tu hành, cũng chính là tu tâm hướng đạo, đích thân thực hành.

Thâm : Sau một thời gian dài dụng công thì công phu thâm hậu.

Ba la : Diệu trí tuệ

Ba la mật đa : đến bờ bến ( bờ bến là chỉ đi lên bến bờ thoát khỏi biển khổ )

Thời : Thời điểm công phu tu hành đã đến mức tinh thâm ( nhất tâm thanh tịnh, nhất trần bất nhiễm, tự nhiên tự tại, cùng đại đạo hợp làm một thể )

 

Nói một cách đơn giản : tu hành như thế, công phu lâu rồi thì diệu trí tuệ tự nhiên sẽ hiển hiện ra bên ngoài, một khi đại giác đại ngộ thì có thể đạt đến bến bờ.

 

Chiếu kiến ngũ uẩn giai không

 

Dùng trí tuệ thâm sâu để quán chiếu sắc, thụ, tưởng, hành, thức thì có thể phát hiện ngũ uẩn này thì ra tất cả đều là tính không

 

Thân thể giống như một ngôi nhà, sống trong ngôi nhà nếu như bạn nói rằng ngôi nhà này là của bạn thì e rằng mọi người đều sẽ cười bạn đấy.

 

Cái sắc thân mà chúng ta chấp chước chẳng qua chỉ là do đất, gió, nước, lửa, nhân duyên hòa hợp lại mà thành.

 

Còn những cái khác như thụ, tưởng, hành, thức cũng y chang như sắc uẩn vậy, khi chưa hiểu được cái tính không của nó thì có rất nhiều phiền não, vọng tưởng, nếu hiểu rồi thì có thể chuyển Thức thành Tri, tức có thể chân không sinh diệu hữu, có tác dụng lớn không thay đổi vì ngoại cảnh.

Uẩn tàng, tích

 

Ngũ uẩn giai không Chúng sanh vì ngũ uẩn mà mê muội mất đi cái chân ngã, phiêu bạt trong vòng sanh tử, không được giải thoát.

 

Uẩn sắc : quái ngại.    Nếu gặp phải cảnh vật, không chước không nhiễm, tức là sắc không.

 

Uẩn thụ : lãnh nạp.     Khi gặp phải tất cả thanh sắc mà tâm không lãnh nạp thì là thụ không.

 

Uẩn tưởng : từ vọng tưởng mà có tham, sân, si, ái.         Nếu như tà tâm trước đây có thể đoạn trừ, hiện tại được như ý, tương lai không vọng tưởng thì là tưởng không.

 

Uẩn hành chảy qua, tâm niệm không ngừng.           Nếu thời thời khắc khắc mà tâm không thả ra bên ngoài, niệm không phiền loạn, không bị vật chuyển, không bị cảnh lưu, niệm niệm ( mỗi một ý niệm ) không rời khỏi nơi ấy, tức là hành không.

 

Uẩn thức phân biệt thân, sơ, tốt, xấu, bị tứ tướng trói buộc.     Nếu có thể không nhìn thấy tất cả mọi cảnh vật, không một tí phân biệt, không có thân, sơ, tất cả đều xem như bình đẳng, đến thì ứng, đi thì không theo, thì là thức không.

 

Nói một cách dễ hiểu : lúc này chân thiên tâm thanh tịnh quang minh, tự nhiên phát ra diệu trí tuệ quảng đại, quán chiếu tất cả, khiến cho ngũ ẩn bị nhiễm bẩn trước đây toàn bộ đều tiêu tan biến mất, lúc này đây lục căn sẽ thanh tịnh, tức có thể hoàn lại cho ta bản lai diện mục.

 

Độ nhất thiết khổ ách

 

Biếđược đạo lý Ngũ uẩn giai không, tiến thêm một bước vẫn phải tu hành triệt để mới có thể độ thoát tất cả khổ ách.

Tất cả những khổ ách này bao gồm tam khổ ( ba thứ khổ ) : bát khổ, và vô lượng chư khổ.       Tam khổ là chỉ v Khổ thụLạc thụBất khổ Bất Lạc thụ.

 

Bát khổ là chỉ sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ và ái biệt ly khổ ( yêu mà phải chia ly, xa cách ) , oán tăng hội khổ ( ghét mà cứ gặp hoài ), cầu bất đắc khổ ( muốn mà không được ), ngũ âm sí thịnh khổ ( Kềm giữ ham muốn dục tính là một việc khó khăn, và khổ sở. Nhất là khi đòi hỏi dâng cao. )

Độ :                   độ hóa tất cả những khổ nan của chúng sanh.

Khổ ách :          Các loại đau khổ, phin não, tai nạn.

 

Nói một cách dễ hiểu : Đó là có thể cứu độ tất cả tai ương đau khổ của bản thân và chúng sanh, thoát rời khỏi vô vàn sanh tử, trực siêu lý vực ( về thẳng Tây thiên cực lạc ), miễn chịu lục đạo luân hồi.

Xá lợi tử

 

Xá lợi Tử là tượng trưng cho trí tuệ kiên cố, Xá lợi tử còn gọi là Xá lợi Phất, cũng là tên gọi của một đệ tử đại trí tuệ của Phật.

 

Trước đây mẹ của Xá Lợi Phất, khi chưa mang thai ngài Xá Lợi Phất trong bụng, mỗi luận biện luận đều nói không lại cậu của ngài.

 

Sau đó khi mẹ ngài mang thai ngài ( Xá Lợi Phất ) trong bụng, chú của ngài dù tranh cãi biện luận với mẹ ngài đề tài gì đi nữa cũng nói không lại mẹ ngài.

 

Sở dĩ Xá Lợi Phất từ trong bụng mẹ mà đã có được đại trí tuệ như vậy, nguyên nhân là do ngài đời đời kiếp kiếp đều tu giới, định, huệ, đây là trí tuệ chân thật mà ai ai cũng có, chẳng qua là do bỏ quên mà thôi.

 

Sắc bất dị không, không bất dị sắc

 

Tất cả những thứ có hình có tướng có thể nhìn thấy được và tất cả những thứ không có hình không có tướng không nhìn thấy được đều không có gì khác biệt.

Ví như vị trí đậu dừng của một chiếc xe, đồng thời đã bao hàm chiếc xe có hình có tướng và vị trí trống không vô hình vô tướng xuất hiện sau khi đã dời đi chỗ khác.

 Thế nhưng, chỗ trống có sắc hay không ? nơi có chỗ trống chính là căn bản của sắc, trong cái hư không bao hàm cái sắc trần mà mắt thịt không thể nhìn thấy được, phân tích tỉ mỉ thì sắc trần này là do nguyên tử và phân tử kết cấu thành. Mà tất cả mọi thứ có hình có tướng khi phân tích đến nhỏ nhất đều do nguyên tử và phân tử kết cấu mà thành, nếu tiếp tục phân tích kết cấu này tỉ mỉ hơn thì chỉ còn tần sóng, do vậy mà sắc và không chẳng có gì khác biệt.

 

Sắc tức thị không, không tức thị sắc

 

Có hình đồng nghĩ với vô hình, vô hình cũng đồng nghĩa với hữu hình.

Thân thể của chúng ta thuộc về sắc pháp, tâm của chúng ta thuộc về không pháp. Núi, sông, đất lớn đều thuộc sắc pháp,đều là do tâm thức phân biệt của chúng ta mà biến hiện ra bên ngoài. Cái sắc thân hữu hình do tứ đại giả hợp ( đất, nước, lửa, không khí ) tổ thành này khi chết, cái tứ đại này mỗi thứ đều phải hoàn trả, tương lai rồi cũng quy về tánh không.

Khi mà trên cái lý không tu chứng đến một cảnh giới nhất định thì cái cảm giác khoái lạc đó thường sẽ mạnh hơn cái khoái lạc hữu hình hữu tướng trên thế gian đến hàng tỉ lần, vì thế sắc và không là hai mặt của một thể.

 

Xá lợi tử đạo tâm, tự tánhChân linh tánh vốn có trong hình hài con người.

Bất dị :       không rời

 

Sắc bất dị không, sắc tức thị không sắc là hình sắc, có hình tượng, có thể nhìn thấy, nhưng tất cả hình tướng đều là hư giả không thật, rốt cuộc rồi cái gì cũng không có, do đó gọi là sắc bất dị không, sắc tức thị không.

 

Không bất dị sắc, không tức thị sắc   : không tướng vốn dĩ không, nhưng có thể sinh ra diệu hữu ( diệu hữu chính là sắc ), diệu hữu chính là hiển hiện của không tướng ( chân không thật tướng là vĩnh hằng, là vạn kiếp bất hoại ).

 

Sắc, không : hình sắc là tất cả các hình tướng ( sắc thân ), không tướng là thực thể của hình tướng này ( vô tướng pháp thân ). Sắc dựa vào Không mà tồn tại, không cũng phải dựa vào sắc mà hiển dương, hai thứ phối hợp với nhau mà hình thành đại địa vạn hữu sinh sôi không ngừng. 

 

Dịch nghĩa : Người có đạo hành động theo thiên tính ( phật tính, thiên lý lương tâm ) có thể nhận biết thấu đạo lý huyền diệu : “ sắc tướng không rời khỏi ảo tưởng hão huyềnchân không diệu tướng không rời khỏi sắc tướng, sắc tướng rốt cuộc chỉ là không, chứ không phải là thực, chân không diệu tướng tuy không có hình dạng, nhưng mà thể bao vạn vật, diệu dụng vô biên ( có vô vàn tác dụng kỳ diệu ), có thể hiện sắc tướng ”

 

Thụ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị

 

Thọ, tưởng, hành, thức, những tác dụng phân biệt này cuối cùng rồi cũng phải quy về tánh không. Ví dụ như nỗi đau khi bị thương rất rõ ràng, thế nhưng vết thương khi lành thì cảm giác đau đớn đó tự nhiên quy về không tịch.

Ăn uống một bữa ăn phong phú thì cái cảm xúc hợp khẩu sinh ra vài giây lúc ăn đó sau khi nuốt vào cổ họng thì cái cảm giác hợp khẩu đó cũng biến mất theo.

Thất tình, làm ăn thất bại và những trở ngại lớn khác, lúc bấy giờ thì đau khổ không thể chịu nỗi, sau khi trải qua vài năm rồi thì có thể thể hội được nỗi đau khổ lúc bấy giờ rất hư giả, nhỏ bé.

Kể cả mọi thứ vọng niệm, tạp tưởng, hành vi, ý thức...cũng sẽ sau một khoảng thời gian mà quy về tánh không.

 

Sắc là vật.

Thọ, tưởng, hành, thức là tác dụng của tâm, do sắc mà có.

Diệc phục như thị : cũng giống như sắc vậy:

 

Thụ bất dị không, không bất dị thụ, thụ tức thị khôngkhông tức thị thụ.

Tưởng bất dị khôngkhông bất dị tưởng, tưởng tức thị khôngkhông tức thị tưởng.

Hành bất dị không, không bất dị hànhhành tức thị không, không tức thị hành.

Thức bất dị khôngkhông bất dị thứcthức tức thị khôngkhông tức thị thức.

 

Dịch nghĩa : Đối với thụ, tưởng, hành, thức cũng đều nhìn thấu suốt, biết được đó là hư giả không thật, không có tính vĩnh hằng, cuối cùng tất yếu phải kết thúc với số không. ( Ngũ uẩn đã là không như thế, vậy thì nên truy cầu cái chân thật. Cái gì là chân thật vậy ? Đó chính là phật tính vốn dĩ thanh tịnh ).

 

Xá lợi tử, thị chư pháp không tướng

 

Lại hô một tiếng xá lợi tử, xin bạn chú ý lắng nghe, tất cả các pháp hữu vi của thế gian đều là không tướng mà vô tự tánh.

Những người không rõ phật pháp nhìn thấy không thì chấp chước không, nhìn thấy có thì chấp chước có.

Không và có vốn dĩ không phải là hai, chính là một thứ diệu dụng chân không diệu hữu không phân biệt ai trước ai sau.

Dựa vào cách nói của khoa học hiện tại, không và hữu tức là chất, một loại tác dụng có thể thay đổi cho nhau.

 

Chư pháp không tướng : thật tướng trong cái chân không của bên trong chư pháp giới. Cái chân không thật tướng này tức là cái bổn lai diện mục ( bộ mặt vốn có ) của chúng sanh. Nói cách khác, đó chính là chân linh tánh của chúng sanh.

 

bất sinh bất diệt,

 

Long thụ Bồ Đề từng nói : “ Dĩ sanh vô hữu sanh ”, ví như một cái cây đã sinh ra, từ lúc này thì không thể lại dùng từ “ sinh ra ” để hình dung. “ Mạt sinh dĩ vô sinh ” ý nghĩa là cái mà vẫn chưa sinh ra vốn dĩ là không có, lại càng không có cái hình dung gọi là “ sinh ”. “ Ly dĩ sanh mạt sanh ”, rời khỏi cái dĩ sanh và mạt sanh mà đã thuật ở trên.

“ Sanh thời tức vô sanh ”. Liễu ngộ cái thứ đạo lý sanh diệt vô thường mà không thể đắc này, khi sanh thì đồng nghĩa với chưa sanh, cũng như tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai bất khả đắc là cùng một thứ đạo lý.

 

Bất sanh bất diệt : chân thân bên ngoài thân, hư linh pháp tướng, làm gì có sinh diệt ?

 

bất cấu bất tịnh

 

Tự tính vốn dĩ bất cấu bất tịnh, nhưng mà khi ra đời làm người thì có cấu có tịnh, mà loại cấu tịnh này cũng là bất cấu bất tịnh.

Cũng giống như tay của chúng ta, nếu không cẩn thận đụng phải phân và nước tiểu, sau khi rửa tay thì cho là đã sạch rồi. Thế nhưng nếu là chiếc khăn đụng phải phân và nước tiểu, cho dù dùng xà bông rửa qua, tâm lý vẫn có cảm giác không sạch sẽ, vì thế mà sẽ vứt bỏ cái khăn chứ không cắt bỏ cái tay.

Xác chết thối rửa và phân tiện cho con người cái ấn tượng là dơ nhất, thế nhưng trong thế giới của con giòi, những thứ khiến con người ghê tởm này lại là đồ ăn phong phú nhất của chúng, vì vậy, chân lý vốn dĩ không có sự phân biệt gọi là cấu tịnh.

 

Bất cấu bất tịnh : Phật tính vốn tròn đầy, diệu tướng tồn tại vĩnh hằng, thanh tịnh vô nhiễm, làm gì có sạch hay bẩn.

 

Bất tăng bất giảm

 

Nếu thấy có người qua đời, trong lòng chúng ta sẽ nảy sinh một ấn tượng “ Giảm ” ; nếu thấy có người ra đời, trong lòng chúng ta lại nảy sinh một ấn tượng “ tăng ”. Nếu nói rằng thế gian là thường, vậy thì sao không nhìn thấy được người xưa ? Nếu nói thế gian vô thường, lương thực và gạo mà chúng ta ăn là sự nối tiếp của lương thực và gạo mà người xưa đã từng ăn.

Mặt trời khiến cho nước hồ bốc hơi, hình thành mây trên trời, mây va chạm hình thành mưa sấm, lại rơi xuống hồ, tự tánh chính là giống như vậy, không tăng cũng chẳng giảm.

Chân lý là bao gồm vô hạn, chỉ người phàm mới so đo tính toán ít một nghìn hoặc tăng mười nghìn; vô hạn giảm đi một nghìn thì bằng vô hạn, vô hạn thêm mười nghìn bằng vô hạn, không tăng cũng chẳng giảm.

 

Bất tăng bất giảm : chân tánh là thật, vĩnh viễn không thay đổi, ở nơi Thánh ( trên trời ) không tăng, ở phàm ( phàm trần ) không giảm, tam giới thập phương, tất cả đều bình đẳng.

 

Dịch nghĩa : Xá lợi tử ( Phật tánh ) này là chân không thật tướng của bản thân chúng sanh chư pháp giới, là thật, không có sinh diệt, dơ sạch, tăng giảm, là vĩnh viễn không bao giờ thay đổi.

 

Thị cố không trung, vô sắc, vô thụ, tưởng, hành, thức

 

Trong cái lý thể chân không thật tướng, vốn dĩ là không tịch, không có ngũ uẩn như sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Có người nhất định sẽ hỏi những tác dụng sắc, thụ, tưởng, hành, thức này rõ ràng là chân thật như thế, làm sao lại không có, chúng ta hãy làm một thực nghiệm, tức có thể thể hội rõ ràng.

Trước tiên nặn ra 7 loại màu nước : đỏ, cam, vàng, xanh, lam, chàm, tím với lượng đều nhau, lại dùng bút lông và một ít nước quét những màu đó thành 7 phần trên cánh quạt.

Kết quả khởi động cánh quạt, màu sắc trên cánh quạt lại là màu trắng. Màu trắng giống như là thật tướng của chân không, bảy màu giống như ngũ uẩn hư ảo không thật.

 

Dịch nghĩa : Cho nên trong cái chân không diệu tướng, không có một thứ gì cả, vốn dĩ không có ngũ uẩn như sắc, thụ, tưởng, hành, thức trộn lẫn trong đó.

 

Vô nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý

 

Trong cái lý thể của chân không thật tướng cũng không có lục căn : nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý;  lục trần :  sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

 

Lại làm một thực nghiệm khác để giải thích rõ cái chân không thật tướng này. Tin rằng tất cả mọi người chắc hẳn đã thấy qua trên thị trường có một loại sách 3D ( 3 chiều ) , thoạt nhìn , mỗi một bản phác thảo cũng chỉ là những khối màu tạp loạn và dày đặc tổ hợp thành.

Muốn đem những khối màu tạp loạm này tổ hợp biến thành một bức tranh lập thể 3 chiều xinh đẹp, biện pháp duy nhất là làm cho tiêu cự của mắt sai lệch đến một mức độ nào đó thì có thể tiến vào thế giới lập thể 3 chiều.

 

Những khối màu tạp loạn cũng giống như sự vô minh của Phật tính, cũng do sự sai loạn của tự tánh mới khiến cho ta xem lục căn, lục trần giống như lập thể 3 chiều này như là chân thật.

 

Dịch nghĩa : Chân không diệu tánh, không có thứ gì, cũng không có thói xấu lục căn như nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý

 

Vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp

 

Dịch nghĩa : Chân không diệu tánh, không có một thứ gì, vốn dĩ thanh tĩnh, bất nhiễm nhất trần ( không nhiễm tí bụi ), cho nên cũng không có sự ô nhiễm của lục trần như sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

 

Vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới

 

Trong cái lý thể của chân không thật tướng cũng không có pháp hư vọng như nhãn thứcnhĩ thứctị thứcthiệt thứcthân thứcý thức.

 

Lục căn:  nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý là do vô minh sinh mà ra;

Lục trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là bị vấy bẩn;

Lục thức là sự phân biệt nảy sinh giữa Lục căn Lục trần, hợp lại gọi là thập bát giới.

 

Nhục nhãn của chúng ta ngay đến tia hồng ngoại hoặc tia tử ngoại cơ bản nhất cũng không nhìn thấy, lại càng không phải nói đến những động thái vô hình; nhãn thức là có hạn và hư vọng, cho nên đừng quá chấp chước những gì mình nhìn thấy được. 

 

Khi chích thuốc mê thì cảm giác đau của thần kinh toàn thân cũng tạm thời biến mất, cho đến nhĩ thức, tị thức, ý thức tất cả đều hư vọng không thật như thế; các thức phân biệt này trong cái chân không thật tướng cũng đều là không tồn tại.

 

Giới :  cảnh

Nãi chí :    mãi cho đến lúc…chính là nói bắt đầu từ nhãn giới cho đến ý thức giới mới thôi.

 

Nhãn giới, nhĩ giới, tỵ giới, thiệt giới, thân giới, ý giới là lục căn;

sắc giới, thanh giới, hương giới, vị giới, xúc giới, pháp giới là lục trần;

nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỵ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới là lục thức.

Lục căn là nội lục nhập, lục trần là ngoại lục nhập, hợp thành thập nhị nhập.

Lục căn, lục trần, lục thức hợp lại thành thập bát giới.

 

Dịch nghĩa : Trong cái chân không diệu tánh vốn dĩ không có nhãn giới, nhĩ giới…mãi cho đến những trở ngại của thập bát giới như ý thức giới…

 

 

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận

 

Vô minh là sự bắt đầu của pháp thập nhị nhân duyên, bởi vì sự vô minh của tự tánh mà sản sinh hành vi hồ đồ, vọng hành này lại hình thành ý thức hư vọng mà sản sinh ra sắc tướng.

 

Chấp chước về sắc tướng, theo sau là sản sinh tác dụng của nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý một cách hồ đồ, theo sau đó mà có vọng niệm tiếp xúc hồ đồ.

 

Sau khi tiếp xúc thì có tác dụng hưởng thụ hồ đồ, có hưởng thụ rồi thì có ái chấp, có ái chấp rồi thì có vọng niệm giành lấy ( đạt được ) .

 

Khi muốn đạt được thì có vọng niệm muốn đạt được, có cái ngã chấp đạt được thì sẽ hình thành kiếp sau, có kiếp sau thì sẽ sản sinh lão, bệnh, tử, tất cả những nhân duyên này đều quy về sự vô minh của tự tánh, trong cái chân không thật tướng là không có vô minh, tự nhiên sẽ không có cái thuyết vô minh diệt.

 

Hành vi giao hợp của Nam và Nữ chính là sự tiếp diễn của tự tánh vô minh, có những hành vi này rồi thì hấp dẫn một loại thức hồ đồ, loại thức này chính là thân trung ấm.

 

Khi Nam Nữ giao hợp sẽ sản sinh một đường ánh sáng rất đặc biệt, có thể hấp dẫn thân trung ấm đang ở tại bất kỳ nơi xa xôi nào, cũng giống như sức hấp dẫn của ánh đèn đối với bướm đêm ( con thiêu thân ) vậy.

 

Thân trung ấm sau khi đầu thai tức khắc hình thành Tứ Uẩn : Thọ, Tưởng, Hành, Thức, khi thai nhi hình thành rồi thì có sắc tướng.

 

Một khi sắc tướng hình thành, nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý cũng sản sinh theo sau, tiếp tục y chang xúc, thụ, ái, thủ ( lấy ), hữu ( có ), sinh, lão, tử của pháp thập nhị nhân duyên. Trong cái chân không thật tướng không có lão, tử, lại càng không có Lão, Tử diệt. 

 

Vô Vô Minh : Không có “ vô minh ”, tức vạn duyên không sinh, tự tánh quang minh.

 

Vô Vô minh tận : không có “ vô minh tận ”, tức tự tánh quang minh không có hắc ám, sáng đến cực kỳ, không có một tí bí mật riêng tư đáng xấu hổ ( do mê thì điên đảo vọng tưởng, là nghiệp tâm vô minh, ngộ thì chuyển phàm thành thánh, là giác tính viên minh )

 

Vô lão tử tận : không có “ lão tử tận ”, tức bất sinh bất tử, vượt qua sinh tử. ( hữu tận là sắc thân cõi mộng, Vô lão tử là chân không pháp tướng ).

 

Thập nhị nhân duyên mà nhà Phật nói chính là 12 thứ : “ Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ ( lấy ), hữu ( có ) sinh, lão tử ”

 

Dịch nghĩa : Chân không diệu tánh, bổn vô nhất vật, làm gì có vô minh ? tức là vô “ vô minh “, cũng không có những cái như là “ vô minh tận “, mãi cho đến thập nhị nhân duyên “ lão tử “ cũng không có, thậm chí cũng không có cái gọi là “ lão tử tận “

 

Vô khổ tập diệt đạo

 

Trong cái lý thể trí tuệ chân không không có cái cảm giác “ khổ “ sinh tử, nhưng mà thế nhân cứ là chịu bị bức bách đủ thứ tam khổ, bát khổ và vô lượng chư khổ.

 

Trong cái thật tướng không có cái nhân “ Tập “ của tham ái khả đoạn, nhưng mà thế nhân lại cứ thu thập vô lượng phiền não để ràng buộc tự mình.

 

Trong cái thật tướng, không có niết bàn của tịch “ diệt “ khả chứng, A La Hán nhập niết bàn chứng đắc niềm vui Tịch Diệt, vẫn chưa đoạn vô minh, thay đổi sinh tử vẫn tồn tại.

 

Trong thật tướng cũng không có pháp “ Đạo ” giải thoát khả tu. Phật tánh vốn dĩ mọi người đều có đủ, chỉ là do vô minh của luỹ kiếp che lấp, thành đạo không phải là “đắc” đạo, mà là “ hiển” đạo.

 

Khổ :  Nỗi khổ của nhân sinh ( có thân khổ, tâm khổ, hậu thế khổ và những cái thường gọi là Bát khổ )

 

Tập : tập hợp, thu thập ( Tâm và kết nghiệp tương ứng sẽ triệu tập nỗi khổ sinh tử ).

 

Diệt : liễu ( diệt trừ đủ loại khổ ( kết nghiệp liễu tận thì sẽ không có vướng vào nổi khổ sở của sinh tử ) 

 

Đạo : Tu đạo để trừ bỏ đi khí chất không tốt của hậu thiên ( vô khổ tập diệt đạo tức là tự nhiên vô vi, cho đến cao vô thượng ). “ Khổ, tập, diệt, đạo  là “ Tứ Thánh Đế ” ( Đế là chân lý mà Bậc Thánh nhìn thấy )

 

Dịch nghĩa : Chân không diệu tính, tự tại cực lạc, vô ưu vô sầu, cho nên không có khổ, tập, diệt, đạo, là tự nhiên vô vi ( người tu hành thích hợp bắt tay vào từ hữu vi, nhưng nên biết hữu vi nên đạt đến chỗ vô vi )

 

Vô trí diệc vô đắc

 

Người học Phật đều muốn học trí tuệ, có trí tuệ rồi thì có thể chứng quả Phật, bây giờ cái trí Ba La này đã không còn, Phật quả muốn đắc được cũng không thể có.

 

Vậy là Không rồi chứ ? không phải đâu, không phải không có Trí, cũng không phải không có được, chỉ là không chấp chước cái trí tuệ này, không chấp chước cái mà ta có được.

 

Cái mà Tạng Giáo Bồ Tát tu là pháp môn hữu trí hữu đắc, sự lục độ có chỗ chấp chước, chấp chước có chúng sinh khả độ, có phật đạo khả thành.

 

Viên giáo Bồ Tát cũng hành Lục độ, nhưng không có thứ để chấp chước, hiểu rõ đạo lý thí mà không thí, độ mà không độ cho nên gọi là Vô tri diệc vô đắc .

 

Trí : Trí tuệ, là một trong Lục độ. Lục độ là 6 thứ : Bố thítrì giớinhẫn nhụctinh tiếnthiền địnhtrí tuệ.

 

Vô đắc : Chân như bổn tánh, tự hàm vạn hữu, cần gì phải tham cầu, vì thế gọi là Vô đắc.

 

Dịch nghĩa : Chân không diệu tính tự hàm diệu trí, tự hàm vạn hữu, cho nên không cần phải thêm vào cái “ trí “ tuệ, cũng không cần phải đi tham cầu giành “được” những thứ bên ngoài.

 

Chú thích thêm : Đạo Tâm ( linh tánh, tự tánh ) vốn dĩ không có ngũ uẩn, không có thập bát giới, không có thập nhị nhân duyên, không có Tứ Thánh Đế, không có Lục độ pháp, là giữa cái có và không.

 

Trước tiên phá sự xoắn bện buộc chặc của ngũ uẩn, kế đến phá thập nhị nhập, thập bát giới, thập nhị nhân duyên, Tứ Thánh Đế, Lục Độ Pháp, để thấy ngay tại chỗ, nhìn thấy bổn tánh, liễu ngộ bổn lai diện mục ( bộ mặt vốn có ).

 

Dĩ vô sở đắc cố

 

Tông chỉ của Tâm Kinh chính là phá trừ sự chấp chước của chúng ta, để cho chúng ta không có cái tâm chấp chước những gì mình có được, phải chứng mà không chứng, không chứng mà chứng.

 

Bồ Tát chứng quả nhưng không chấp chước quả vị, đạt đến cảnh giới vô tu vô chứng vô đắc mới là niết bàn cứu cánh chân chính.

 

Bồ Tát vốn dĩ cũng là một trong các chúng sanh, bởi vì ngài giác ngộ trước, không muốn độc hưởng lợi ích giải thoát sinh tử, cho nên nguyện dùng thời gian vô lượng để giác ngộ tất cả chúng sanh.

 

Bồ Tát vì cảnh giới của tâm lượng mà có phân biệt : Tâm lượng nhỏ một tí thì là Tạng Giáo Bồ Tát, lớn một tí thì là Thông Giáo Bồ Tát, nếu tâm lượng lớn vô hạn thì với các vị Đại Bồ Tát như Phổ Hiền, Văn Thù, Quan Âm, Địa Tạng Bồ Tát không có gì khác biệt.

 

 :              bởi vì

Vô sở đắc : chân không diệu tính, thật tướng vô tướng, bao hàm vạn hữu, cho nên không cần phải cầu lấy giành được bất kỳ vật ngoài thân nào trên thế gian.

 

Dịch nghĩa : Bởi vì chân không diệu tính bao hàm vạn hữu, thật sự không cần thiết có lý do hướng ra ngoài thân mà tham đắc bất kỳ giả tướng nào. ( Thật ra chúng ta đến với tay không, đi cũng tay không ).

 

Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố tâm vô quái-ngại

 

Dựa theo Bát Nhã Ba La Mật Đa loại pháp thâm trí tuệ này mà tu có thể đạt được đại tự tại vô quải ngại. Con người bởi vì có cái cơ thể này mới hình thành đủ thứ quải ngại. Thân thể này chính là báo chướng của chúng ta hình thành từ vô thuỷ kiếp đến nay.

 

Con người cứ có thói quen làm nô lệ của thân thể, tốn rất nhiều tinh thần và thời gian cả đời để chăm sóc cái cơ thể này, tất cả danh lợi và quyền thế, chỉ là vì cung cấp cho sự hưởng thụ của thân thể, tất cả hình dáng và diện mạo bên ngoài, chỉ vì để thoả mãn cái hư vinh của cơ thể.

 

Khổ vui như một, sinh tử như một, thuận nghịch như một, không có tất cả chuyện có thể làm cho tâm dao động, lúc này thì thoát khỏi báo chướng, đạt đến cảnh giới vô quải ngại.

 

Bồ đề tát đoả :  gọi tắt là Bồ Tát. Bồ Đề là giác lộ, phật đạo, pháp không, tu huệ.

 

Tát Đoả  là hữu tình, thành tựu chúng sanh, nhân không, tu phúc. Bồ Tát có thể dựa vào Phật Pháp làm thức tỉnh chúng sinh, khiến cho chúng sinh từ trong mê hoặc mà tỉnh ngộ, là người hành đạo phước huệ song tu, tài pháp song thí. Bồ Tát cũng có thể dịch thành “ Giác hữu tình “. Nói một cách đơn giản, Bồ Tát là dựa vào Phật đạo để thành tựu chúng sanh.

 

Quải :            lưu luyến, tâm niệm không dứt

Ngại :            chia cách , ma chướng

Dịch nghĩa : Bồ Tát bởi vì có thể dựa theo  tâm pháp “ Bát Nhã Ba La Mật Đa ” mà tu hành, cho nên mới có thể phát ra ánh sang diệu trí tuệ, ứng đối với tất cả, trong tâm tự tại an nhiên, do vậy mà không có trở ngại níu kéo gì.

 

Vô quải ngại, cố vô hữu khủng bố

 

Có người nói là cái gì mình cũng không nghĩ đến, chỉ nghĩ đến Bố Mẹ, tuy là hiếu đạo, nhưng cũng là một thứ quải ngại.

 

Lại càng có những nhà tu hành hành Bồ Tát Đạo không nỡ nhìn thấy khổ nạn tật bệnh của người thế gian, tuy là tâm từ bi, nhưng cũng là một thứ quải ngại.

Thường nhìn thấy ti vi hoặc điện ảnh diễn ra một người khi vừa chết, linh thức vì không về được nhục thân ở nhân gian mà ngập tràn trong nỗi sợ hãi, chủ yếu nhất là vì sợ một loại đoạn diệt tướng,  là cái gì cũng không có, nhưng lại không nghĩ đến cái niệm đầu biết được không thể trở về nhân gian đó chẳng phải là một loại hình thái riêng của “ sinh ” hay sao ?

 

Bồ Tát độ chúng sinh, biết rõ thật tướng thể không, do vậy mà dùng tâm đại bi vô quải ngại, phàm phu có quá nhiều thứ buông không xuống, vì thế mà hình thành quải ngại và khủng bố.

 

Dịch nghĩa : Bởi vì thiên tâm viên minh ( trong sáng tròn đầy ) , lương tâm trong sáng, không có phiền não quải ngại, biết được sinh cũng giống như ký thác tạm bợ, xem chết như là trở về , cho nên cũng không có cảm giác sợ hãi sinh tử.

 

Viễn ly điên đảo mộng tưởng

Cứu cánh niết bàn

 

Thế giới của chúng sanh thật ra vốn dĩ là một thế giới điên đảo. Biết rõ ràng là hút thuốc, uống rượu làm trở ngại cho sức khỏe, thế mà có người thà rằng hủy hoại sức khỏe, biết rõ là ăn thịt nhiều sẽ sản sinh bệnh tật, thế mà lại có người thà là cứ tạo thành bệnh tật.

 

Biết rõ là hút chích sẽ làm hủy hoại sinh mệnh, thế mà lại có người thà rằng hủy hoại sinh mệnh, biết rõ ràng luân hồi là khổ, lại có người thà rằng luỹ kiếp chịu khổ.

 

Mọi người nhất định đã từng có một trải nghiệm, chính là mơ thấy một cơn ác mộng, không dễ dàng làm cho tự mình tỉnh giấc, kết quả thì ra lại là một giấc mộng khác : mộng trong mộng, chưa thật sự tỉnh hẳn, thế giới của chúng sanh thì giống như thứ mộng tưởng điên đảo này vậy.

 

Niết có nghĩa là không sinhBàn có nghĩa là không tử, người không hiểu về Phật Pháp thì bào Niết Bàn chính là chết rồi, cái chết này và cái chết kia là không giống nhau; một cái là không biết và không muốn chết, còn Niết Bàn thì là biết rõ ràng, lựa chọn thoát khỏi luân hồi mà được đại tự tại.

 

Ngạ quỷ cả đời nằm mơ thấy đói, súc sinh cả đời nằm mơ ngu si, địa ngục cả đời làm giấc mộng chịu khổ hình. Tu La cả đời làm mộng tranh đấu, người cả đời làm giấc mộng điên đảo, Thần tiên cả đời làm giấc mộng an lạc.

 

Viên Giác cả đời làm giấc mộng độc thiện kỳ thân ( mình giải thoát là được rồi ). A La Hán cả đời làm giấc mộng niết bàn hữu dư thiên về không. Chỉ có chư Phật và đại Bồ Tát đã đoạn trừ tất cả giấc mộng hư ảo, cho nên mới gọi là cứu cánh niết bàn.

 

Điên đảo :  mê muội cho cái thật là giả, cho cái giả là thật ; chấp mê thanh sắc thì gọi là điên đảo.

 

Cứu cánh Niết Bàn :  cứu cánh là giới hạn cực điểm. Niết nghĩa là không sanh, Bàn nghĩa là không tử; là nói đến cảnh giới cùng tận, nên vào quê hương cõi bất sanh bất diệt mà vĩnh chứng quả vị liên đài.

 

Dịch nghĩa : có thể thoát ly tránh xa điên đảo tội nghiệp, mê mộng hoang tưởng, mà có thể hợp với Tiên thiên, tiêu diêu tự tại, quả đích thức là đạt đến cảnh giới viên mãn cao nhất.

 

Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa, cố đắc A nậu Đa La tam miệu tam bồ đề

 

Tam thế chư phật tức là chư Phật quá khứ, chư Phật hiện tại, Phật vị lai cũng là dựa theo pháp môn cứu cánh này để tu hành.

Giữa Phật và Phật rốt cuộc có chỗ nào khác biệt, đã thành Phật đã đạt đến cứu cánh rồi, sao lại có sự phân biệt các loại Phật hiệu ?

 

Lấy ví dụ nói rõ : có 2 cái túi chứa đầy không khí, một cái là túi A, một cái là túi B, khi mở hai túi ra, không khí trong túi hợp thành nhất thể với không khí rộng lớn, lúc này thì không có sự phân biệt không khí túi A và túi B nữa. Danh xưng trước khi thành Phật cũng giống như túi A và túi B vậy, sau khi thành Phật rồi thì giống như không khí một thể, không có phân biệt.

 

Eo biển Đài Loan như A Di Đà Phật, eo biển malacca giống như Phật Dược Sư, Thái Bình Dương giống như Phật Thích Ca Mâu Ni, tuy là danh xưng có khác nhau, nhưng bản chất của nước biển là hoàn toàn giống nhau và thông nhau. Phật hiệu cũng giống như tên gọi của eo biển, Phật tính giống như nước biển.

 

A nậu Đa La tam miệu tam Bồ Đề nếu phiên dịch thành nghĩa tiếng hoa thì là Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vậy thì cái gì gọi là Vô thượng chánh đẳng chánh giác đây ?

 

Vô thượng có nghĩa là không có cái gì khác có thể cao hơn nó nữa, là cái gì đây ? chính là cảnh giới của Phật. Chánh đẳng có nghĩa là hành Đạo đại thừa Bồ Tát, có thể tự giác giác tha ( tự mình giác ngộ rồi giúp cho người khác giác ngộ ) , tự độ độ tha ( tự độ bản thân rồi độ người khác ), tự lợi lợi tha ( mình được lợi ích mà người khác cũng được lợi ích ).

Chánh giác chính là giống như sự giác ngộ chân chính mà Thanh Văn, Duyên giác đắc được.

 

Tam thế : đời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai.

 

A nậu Đa La Tam miệu tam Bồ Đề :   

A  nghĩa là                  Vô;

Nậu Đa La nghĩa là   Thượng;

Tam nghĩa là              chánh;

Miệu nghĩa là             đẳng;

Tam nghĩa là              chánh ;

Bồ Đề là                     Giác.

 

Dịch thành “ Vô thượng chánh đẳng chánh giác ”, tức là “ Đạo ”.

 

Dịch nghĩa : Tam thế thập phương chư Phật, có thể siêu sinh liễu tử mà nhập niết bàn, độ hóa chúng sinh, là vì họ cũng có thể dựa theo pháp môn “ Bát Nhã Ba La Mật Đa ” này, cho nên cuối cùng đều đăng đạo quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

 

Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú

 

 

Cho nên biết rằng cái pháp diệu trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật Đa có thể đạt đến bến bờ này là đại thần chú.

Cái lớn này là cái lớn mà không có gì có thể lớn hơn được nữa, nếu vẫn còn có cái lớn phía bên ngoài cái lớn này thì không đủ để cho là lớn.

Thần là chỉ ý bất khả tư nghì, cũng có thể gọi là thần thông, cái thông này cũng có ý là động, muốn biết tất cả mọi chuyện trong vũ trụ, chỉ cần động cái niệm đầu này là có thể thông đạt.

 

Nếu có thể không động thì có thể quan sát rõ ràng tất cả, hiểu rõ tất cả, cái này là cảnh giới càng siêu vượt hơn đại thần thông, chỉ có chư Phật và Đại Bồ Tát có thể đạt đến cảnh giới này.

 

Chú :           pháp môn, chân ngôn, mật trì, tổng trì.

Dịch nghĩa : Cho nên, có thể biết “ Bát Nhã Ba La Mật Đa “ là thần diệu khôn lường mà có thể ứng biến vô cùng, là đại pháp môn có thể độ tận chúng sinh trong thiên hạ.

 

Thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú

 

Chú này có thể đả phá vô minh phiền não, là một loại chú đại quang minh.

Chú này có thể trực tiếp đạt đến cảnh giới niết bàn, có tìm cũng không tìm thấy bất kỳ một pháp môn thế gian nào có thể siêu vượt hơn nó nữa.

 

Nó là một loại chú chí cao vô thượng, càng là một loại chú vô song ( không gì có thể sánh bằng ).

Nhờ vào sức mạnh của chú, có thể minh tâm, rời khỏi tất cả tâm vọng tưởng, lúc trì chú tuy là không hiểu, trong cái không hiểu đó kích phát cái hiểu rõ thật sự, cho nên nhờ chú này mà có thể minh tâm kiến tính.

 

Thị đại minh chú :  là đại pháp môn chính đại quang minh mà có thể trừ tận ngũ uẩn, chiếu thấu suốt tam giới thập phương.

 

Thị vô thượng chú : là đại pháp môn chí cao vô thượng mà có thể giải thoát luân hồi, đạt đến cứu cánh niết bàn.

 

Thị vô đẳng đẳng chú : là đại pháp môn cao nhất và cũng không có bất kỳ một con đường tắt nào có thể nhanh hơn.

 

 

Năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư

 

Công lực của thần chú này có thể trừ đi tất cả nỗi khổ, đây đều là chân thật chứ không có một tí hư giả nào.

Muốn trừ đi tất cả khổ ách của thế gian, phương pháp căn bản nhất chính là phải liễu thoát khỏi sinh tử, thoát xuất luân hồi.

 

Phân đoạn sinh tử đã liễu rồi, biến dị sinh tử cũng đã liễu rồi, mới gọi là thật sự trừ đi tất cả nỗi khổ, ngừng luân hồi, từ cái ngày sinh ra cho đến ngày chết đi là một đoạn sinh tử.

 

Tứ quả A La Hán đã đoạn phân đoạn sinh tử, nhưng chưa liễu biến dị sinh tử. Biến dị sinh tử là một niệm sinh ra mà sống, một niệm diệt mà chết, thuộc sự sinh diệt của ý niệm, không thuộc sự diệt của cái nhục thân. Đại Bồ Tát mới có thể liễu biến dị sinh tử.

 

Dịch nghĩa : Chúng sanh thể hội sâu sắc “ Bát nhã ba la mật đa ” mà vĩnh viễn chân thành phấn đấu bỏ công ra thực hành thì có thể trừ đi tất cả khổ nạn. Đây là lời nói hoàn toàn thật, chứ không phải là lời nói hư vọng.

 

Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú

 

Chú là thuộc về Mật giáo, không thể dùng một loại tư tưởng để nghĩ nó rốt cuộc là thế nào, là chân lý của cứu cánh thì ngôn ngữ không thể nào diễn tả thành lời, chỉ có thể cảm nhận chứ không thể diễn đạt bằng lời.

 

Chú cũng giống như khẩu lệnh bí mật trong quân đội, có một khẩu lệnh như vậy mới không đến nỗi lấy pháp của ngoại đạo xem làm chánh pháp, chú cũng có công dụng như thế.

 

Một khi đã tiến vào diệu lý đại thừa, thì không có tâm phân biệt gì hết, rời khỏi tất cả pháp, rời khỏi tất cả tướng, cho dù là chú thì cũng tùy thuyết tùy liễu.

Dịch nghĩa : Cho nên cuối cùng phải nói ra nơi pháp môn “ Bát nhã ba la mật đa ” để chỉ dẫn soi sáng cho con người, để cho người đốn ngộ Vô thượng Bồ Đề.

 

Tức thuyết chú viết : Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

 

Tâm kinh không chỉ có thể tự độ ( độ tự mình ) mà còn có thể độ người khác, khiến tự mình liễu thoát sinh tử, lại càng có thể cùng đại chúng cộng độ ( độ chung với nhau ) cùng lúc thoát khỏi sinh tử .

 

Việc liễu thoát sinh tử không nên là cá nhân mình độc hưởng, nên cùng chúng nhân hưởng chung vui, đạt đến bờ bến chân lý niết bàn.

 

Chú giống như tâm ấn của chư phật, chỉ có phật mới biết được, những chúng sanh khác đều không hiểu, cho nên cũng chẳng cần cất công phiên dịch.

 

Người tuy không dễ dàng hiểu được chú, nhưng những chúng sinh khác như quỷ, thần, tu la...lại kính sợ chú, cho nên hễ khi niệm chú này, họ cũng ngờ nghệch.

 

Tức thuyết chú viết : bèn ngắn gọn mà nói ra then chốt của pháp môn này : đó chính là :

 

Yết đế yết đế :   

Yết :  mở ra

Đế : diệu đế, tức là “ huyền quan diệu đế ” . Đế : nói đế là vương, là chủ

Ở đây là chỉ về tâm tánh, bởi vì tâm tánh là chủ của chúng ta, sự kỳ diệu ấy khó mà nói, cho nên nói là diệu đế.

 

Dịch nghĩa : cầu Minh Sư mở ra huyền quan diệu đế của mình, nhất thiết phải mở ra huyền quan diệu đế này.

 

Ba la yết đế :   

Ba la :                     bờ bến

Dịch nghĩa :  thụ Minh sư chỉ mở ra pháp môn huyền quan, là con đường tắt nhất định phải trải qua để đến được bờ bến.

 

Ba la tăng yết đế :  Tăng là tịnh, là chúng

Dịch nghĩa : chỉ có nguyện chúng sanh quay đầu hướng thiện, huyền quan diệu khiếu của mọi người đều có thể gặp được Minh sư điểm mở, mọi người đều tín thụ phụng hành ( sau khi cầu đạo thì dễ hành “ Bát nhã ba la mật đa ” , siêu sinh liễu tử mà đạt được cảnh giới của Phật.

 

Bồ đề tát bà ha :

Bồ Đề :           là giác ngộ. Giác tính viên minh, linh quang quán thiên địa, không bị vật trên thế gian làm mê muội trói buộc.

 

Tát bà ha :  chúng sinh thành tựu, lợi lạc vô cùng

 

Dịch nghĩa : Mọi người nhanh chóng tự giác ngộ và giúp người khác giác ngộ, để tất cả chúng sinh đều có thể dựa theo “ Bát nhã ba la mật đa ” mà khom lưng tiến hành, phổ tất thành tựu, mãi mãi vui vẻ không ưu sầu, hóa nhân tâm thành phật tâm, hóa thế giới thành cõi nước hoa sen thanh tịnh.

 

Ghi chú thêm : lúc này đang là lúc đại khai phổ độ, những phật tử có duyên tất cả đều có thể lên bờ, người đắc đạo cần mẫn tu đạo bàn đạo, có thể hành Bồ Tát Đạo, thì là thế giới phật sống, ngày đó có thể mong đợi và sắp đến, đó là nguyện vọng lớn nhất của Phật Tổ. Nghiên cứu Tâm Kinh này tức có thể ngộ rõ.

 

 

 

 

Số lượt xem : 288