Phần thứ hai mươi ba
Tịnh tâm hành thiện
Phân giải :
Đoạn văn này từ vô pháp khả đắc mà đến. Thiện nghiệp mà phàm phu đã hành đều là cái tâm cầu phước đức. Có cái tâm cầu phước đức này tức là chấp trước cái thiện hữu vi. Có chút chấp trước đều là bất tịnh. Nay nói tâm tịnh, chẳng có cái tâm có thể đắc, đã đắc; có thể đắc, đã đắc đều chẳng trụ, do đó gọi là tâm tịnh. Cái thiện hành đã nói, chẳng có cái hành có thể hành, đã hành; có thể hành, đã hành đều chẳng kiến lập, do đó nói là thiện hành. Tóm lại, tịnh tâm hành thiện tức là cái thiện đã hành cũng quên đi, cái tâm có thể hành cũng quên đi. Phát tâm từ bi, hành việc lợi ích, bên ngoài chẳng chấp cái tâm đã độ, bên trong chẳng chấp cái tâm có thể độ, chẳng ( chấp ) trước tứ tướng, tu tất cả thiện pháp, cái này gọi là thật sự đắc Bồ Đề.
Nguyên Văn :
Lại nữa, nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp đó bình đẳng, không có cao, thấp, đó gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
( Bình đẳng : bình đẳng là thể của chơn tánh, tu thiện là dụng của chơn tánh. Chơn tánh vốn là tràn đầy nhân từ, tu thiện là chỗ phát hiện nhân từ, nhưng không bị phù trần che khuất thì mây tịnh trăng sáng, một mảnh bồ đề. )
Do vì không ngã, không nhân, không chúng-sanh, không thọ-giả, mà tu tất cả pháp lành, liền được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
( Tất cả pháp lành : phàm như là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định. )
Nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp lành đã nói đó đức Như-Lai nói chính chẳng phải pháp lành đó tạm gọi là pháp lành.
Khái luận
Trước nói, Phật ở nơi pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác nói rằng chẳng có chút pháp có thể đắc. Phật lại e rằng Tu Bồ Đề chấp trước vô pháp chi kiến, do đó lại nói rằng cái gọi là bổn giác người người đều có, cho dù là Thánh nhân phàm phu cũng chẳng khác biệt, tất cả đều bình đẳng chẳng có cao thấp. Dùng vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vộ thọ giả, tu tất cả thiện pháp, tức được Bồ Đề. Nói một cách khác, Bồ đề vốn chẳng có pháp, đặc biệt không thể không nhờ pháp để tu hành. Đã đắc bồ đề thì pháp cũng chẳng lập, nghĩa là phát minh kinh văn, có tứ tướng như ngã, nhân...tức chẳng phải đạo lí của bồ đề, mà cái nghĩa của một đoạn nơi pháp chẳng nên có chỗ trụ càng là rõ ràng tường tận.
Giảng nghĩa
Phật bảo Tu Bồ Đề rằng : Pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác mà ta đã nói, tức là chơn tánh, tại thánh không tăng, nơi phàm chẳng tổn, người người đều có đủ, đời đời tương đồng, do vậy nói là bình đẳng. Phật và chúng sanh chẳng có cao thấp, đó gọi là vô thượng bồ đề. Duyên cố này là trong cái chơn tánh vốn chẳng có vọng niệm của tứ tướng như nhân, ngã ...có vọng niệm này thì là vì bị phù trần ( bụi nổi ) che phủ, cho nên có thể tu tất cả thiện pháp minh tâm kiến tánh, thì có thể đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác ( quả phật ). Phật lại nói rằng : này Tu Bồ Đề ! thiện pháp mà đức Như Lai đã nói, là diệu tánh tư nhiên trong bổn tánh, ( về nguồn gốc ) nguyên vốn dĩ vô ác. Vì sao gọi là thiện ( lành )? chỉ vì khai ngộ cho chúng sanh, lúc ấy tạm gọi là thiện pháp ( pháp lành ) mà thôi !
Phần thứ hai mươi bốn
Phước trí vô tỉ phân
Phân giải :
Phước có 2 loại : có phước thế gian, có phước xuất thế gian. Phước thế gian từ nhân duyên bố thí mà đến. Có nhân duyên loại gì, tức có phước báo loại ấy. Đấy gọi là cái thiện hữu vi, được phước lành hữu vi, khi phước tận ( hết ) thì vẫn phải đoạ lạc. Phước xuất thế gian từ quán chiếu bát nhã mà đến, có thể đi sâu vào bát nhã, tức có sự giải thoát tự tại biết bao. Đấy gọi là phước vô tận. Phước chẳng tận, cũng chẳng đoạ lạc.
Trí cũng có hai loại : có trí thế gian, có trí xuất thế gian. Trí thế gian : đối với pháp thế gian hết thảy đều hiểu rõ, tuy nói hiểu rõ sự lí, mà chẳng xả bỏ trần tướng, vẫn là sự chướng. Trí xuất thế gian : đối với pháp xuất thế hết thảy đều hiểu rõ, cái có thể đắc, cái đã đắc đều quên, tận trừ lí chướng. Nay nói phước trí vô tỉ là cái phước trí xuất thế gian, chính là cái gọi là phước thanh tịnh, trí vô lậu, chẳng phải lặp lại cái phước thế gian , cái trí hữu lậu trước đây mà có thể sánh được.
Nguyên Văn
Nầy Tu-Bồ-Đề! Như trong cõi tam-thiên, đại-thiên, có bao nhiêu núi chúa Tu-Di, nếu có người góp cả bảy thứ báu lại, bằng những núi Tu-Di đó, đem dùng mà bố-thí.
Nơi kinh Bát-Nhã Ba-La-Mật nầy nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... nếu có người thọ trì, đọc-tụng, giảng nói cho kẻ khác nghe, thời phước-đức của người bố-thí trước, sánh không bằng một phần trăm, một phần nghìn, muôn ức, cho đến tính đếm thí-dụ đều chẳng bằng được.
Khái luận :
Phật Như Lai e rằng do phần văn ở trên có nói chẳng phải pháp lành, con người rốt cuộc thờ ơ ( coi nhẹ ) kinh này. Do đó phần này lại triển khai nói cái phước của bố thí chẳng bằng cái phước của việc thọ trì bốn câu kệ. Cái trước chấp tướng, tham cầu lợi ích. Cái sau li tướng, cho nên siêu thắng vô lượng. Cũng có nghĩa là vàng bạc châu báu là bảo vật ngoài thân, được phước thế gian, thụ hưởng có lúc hết. Bát nhã là bảo vật trong thân, được phước xuất thế gian, thọ hưởng chẳng có lúc hết. Tóm lại phần này muốn so sánh phước và huệ với nhau, ( đây là lần thứ bảy so sánh ), đặc biệt có thể thấy Phật Như Lai nói kinh một lần thì so sánh một lần, ân cần phó chúc, chẳng sợ lặp lại.
Giảng nghĩa :
Phật nói rằng : này Tu Bồ Đề ! Tu Di là chúa của tất cả các núi, nếu trong tam thiên đại thiên thế giới, tất cả các núi Tu Di, nếu có người góp tụ cả bảy thứ báu lại, bằng những núi Tu Di đó để hành bố thí, phước đức ấy tuy nhiều, nhưng nếu có người thọ trì kinh bát nhã ba la mật này, nhẫn đến một bài kệ bốn câu, và diễn thuyết cho người khác, thì cái phước đức đã nói ở trước chẳng bằng cái phước đức này, sánh không bằng một phần trăm, một phần nghìn, muôn ức, cho đến tính đếm thí-dụ đều chẳng bằng được.
- Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật ) ( phần 1 -2 )
- Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )
- Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 21 - 22 )
- Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 9 -10 )
- Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 31 - 32 )
- Vấn đáp về Kim Cang Kinh : cái gì gọi là chẳng có chút pháp khả đắc ?