Văn Thù Bồ Tát giết heo

 

Có một lần nọ, Văn Thù Bồ Tát thị hiện thân người, đi qua nhà của một  tên đồ tễ, nhìn thấy có đến mấy người đang dự tính bắt giữ một con heo, chuẩn bị đem nó đi giết thịt. Con heo đó phóng chạy bạt mạng khắp nơi, chẳng dễ gì bị trói buộc.

Bồ Tát Văn Thù bèn nói với các đồ tễ rằng : “ hà tất phải dùng nhiều người như thế ? Tôi giết heo, một người thì đủ rồi ”. Sau khi tên đồ tễ nghe xong, vì để tiết kiệm tiền nhân công, lập tức tuyển dụng ông ta, và bảo ông ta đến vào ngày thứ 2.

 

Ngày thứ 2, Văn Thù Bồ Tát vẫn thị hiện thân người của ngày hôm qua, đến nhà của tên đồ tể. Trước khi giết heo, Bồ Tát Văn Thù dùng tên người để gọi con heo sắp bị giết ấy. Con heo đó lập tực bèn nhận lời, vả lại nhanh chóng chạy đến một cách tuần phục, ở ngay bên cạnh bồ tát Văn Thù. Tên đồ tể rất kinh hãi, nói rằng “ không giết con heo này ”, lại để cho Văn Thù Bồ Tát giết một con heo khác. Văn Thù Bồ Tát lại dùng tên của một người khác để gọi con heo đó, ai ngờ con heo đó cũng chạy đến một cách tuần phục, ở ngay bên cạnh Bồ Tát Văn Thù. Tên đồ tễ lại kinh hãi nói rằng : “ không giết con heo này ”. Thì ra, những cái tên mà Văn Thù Bồ Tát trước sau đã gọi chính là tên của cha mẹ của tên đồ tễ, do vậy mà tên đồ tễ đều không cho giết. Cha mẹ của tên đồ tễ lúc còn sống cũng lấy việc giết heo làm nghề nghiệp, chết rồi đều đã biến thành heo. Tên đồ tễ do đó mà đã đổi nghề, chẳng dám làm công việc sát sinh nữa.

 

Nếu như chúng ta có thiên nhãn, chúng ta sẽ vì mỗi một miếng thịt mà chúng ta đã ăn khóc đến chết đi sống lại, bởi vì những cái có thể trở thành bữa ăn trên bàn của chúng ta đều là những chúng sanh có duyên với chúng ta, đều là cha mẹ đời đời kiếp kiếp của chúng ta; chẳng có duyên phận thì bạn vốn dĩ không ăn được cũng nhìn không thấy được.

 

Trong kinh Tỳ Nại Gia có ghi chép rằng, có một người đặc biệt cưng yêu con trai mình, vì con trai mà đã tạo xuống rất nhiều rất nhiều nghiệp. Lúc ông ấy sắp chết, do chẳng thể buông xuống đối với đứa con trai mình, ông đã chuyển sanh thành một con bò của chính nhà ông. Đứa con trai đem nó giết chết và ăn thịt. Ông ấy sau khi chết, lại chuyển sanh thành con bò của chính nhà ông, đứa con trai lại đem nó giết chết và ăn thịt. Lần thứ ba, ông ấy vẫn chuyển sanh thành bò của chính nhà ông, lúc đứa con trai chuẩn bị giết nó, ngài Xá Lợi Tử xuất hiện ở cửa nhà ông ấy, thông qua thần thông quan sát, phát hiện con bò cứ mãi tự nói chuyện một mình với chính mình rằng “ Bố đã đến hai lần rồi, thế nhưng đều đã bị con giết ăn thịt. Ôi đứa con trai mà ta cưng yêu nhất ơi, bây giờ con lại muốn giết bố, bố vô cùng đau khổ, quả thật là nhẫn chịu không nổi, thế nhưng cũng chẳng cách nào chống lại. ” Tôn giả đem việc này bảo lại với con trai ông ấy, sau đó cậu ta đã phóng sanh con bò. Vậy nên những thịt mà chúng ta bình thường đã ăn rất có khả năng là những người thân của tiền kiếp.

 

Trong Kinh Lăng Già, đức Phật bảo : “ Đại huệ ! Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay không ngừng qua lại trong sinh tử luân hồi, không khỏi có lần làm cha mẹ anh em con cái lẫn nhau, hoặc làm bà con, bè bạn, đầy tớ thân yêu... Sang đời khác họ sinh làm thân chim và thú, sao nỡ đem ăn thịt ? ”

 

Vậy nên rõ ràng là những thịt mà chúng ta hiện đang hưởng dụng toàn bộ đều có quan hệt mật thiết với những người thân thích xưa cũ, như kinh nói rằng :

 “ Này Ðại Huệ, ta quan sát chúng sinh trong luân hồi lục đạo, cùng nhau ở trong sinh tử, cùng sanh nuôi lẫn nhau, luân phiên nhau đổi vai làm cha mẹ, anh chị em với nhau… Họ cũng có thể sinh vào đường khác (súc sinh, ngạ quỷ, thiên nhân, v.v.), đường thiện, đường ác, thường làm quyến thuộc lẫn nhau. Do nhân duyên đó, ta quan sát thấy chúng sanh ăn thịt lẫn nhau nhưng TẤT CẢ THỊT MÀ CHÚNG SINH ĂN chẳng qua ĐỀU LÀ THỊT NGƯỜI THÂN CỦA HỌ, do tham vị thịt mà luân phiên ăn lẫn nhau, thường sanh tâm sát hại, làm tăng trưởng khổ nghiệp, lưu chuyển sanh tử, chẳng được xuất lìa ”.

 

Vậy nên không ăn thịt là tốt nhất, như thế thì công đức cũng không thể nghĩ bàn. nếu có thể hiểu biết sâu rằng trong sáu nẻo luân hồi, chúng sanh chuyển kiếp đầu thai làm cha mẹ, bạn bè thân thích lẫn nhau, thì đối với các thứ bi hoan li hợp bèn sẽ sản sanh cái tâm chán ghét muốn xa lìa, sẽ không đặc biệt chấp trước.

 

Trong Đại Tạng Kinh có một bộ kinh Pháp Cú Thí Dụ, trong đó có nói một công án rằng : năm đó, nước Xá Vệ có một vị bà la môn rất giàu có, thế nhưng tính cách thì tham lam keo kiệt, mỗi lần lúc ăn cơm đều phải khoá chặt cửa lớn. Có một hôm, nhà ông ta nấu gà ăn, hai vợ chồng đóng kín cửa cùng nhau hưởng thụ mĩ vị, đứa con ngồi ở giữa hai người, họ thường gắp thịt gà cho đứa con ăn. Phật Đà biết rõ phước báo túc thế của người này, đã đến lúc phải độ thoát rồi, vậy nên bèn hoá làm một vị sa môn, xuất hiện trực tiếp ở trước mặt ông ấy. Vị Bà La Môn này nhìn thấy rồi thì vô cùng giận dữ, nói rằng : “ con người ông thật là vô liêm sỉ, sao mà không mở cửa vẫn cứ xông vào vậy ? ”. Vị Sa Môn bảo rằng “ là tự bản thân ông ngu si, giết cha, lấy mẹ, cúng dường cho oan gia, cớ sao lại bảo là ta vô liêm sỉ ? ”. Vị Bà La Môn chẳng hiểu ý của những lời này bèn chất vấn nguyên do.

 

Vị Sa Môn bảo rằng : “ Gà trên bàn ăn này là người cha tiền kiếp của ông, bởi vì tính cách ông ta tham lam keo kiệt, cho nên thường đoạ làm thân gà chịu khổ. Đứa con này là Quỷ La Sát chuyển kiếp; ông kiếp trước thường bị nó tổn hại, túc nghiệp giữa các ngươi vẫn chưa liễu dứt, cho nên hắn lại đầu thai làm con của ông. Vợ của ông là người mẹ tiền kiếp của ông, bà ấy tình cảm sâu dày đối với ông, cho nên kiếp này lại chuyển làm thê tử của ông. Loại kịch luân chuyển này, kẻ ngu chẳng biết được, chỉ có ta nhìn thấy rõ ràng. ”

 

Phật Đà hiển hiện thần biến khiến cho vị Bà La Môn nhìn thấy túc mệnh của bản thân, ông ta cũng sanh khởi cái tâm chán ghét xa lìa đối với sự luân hồi. Đức Phật lại vì ông ta thuyết pháp, ông ta ngay lúc ấy chứng đắc sơ quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẹ đầu thai thành lừa trả nợ cho con suốt 18 năm

vì trộm 18 đồng tiền vàng

 

 

 

Tĩnh Nam Đại Sư có nói trong bài văn Khuyến Phát Tâm Bồ Đề"

 

"Đánh lừa bật máu ai hay cái bi thảm của mẹ ta

Dắt lợn vào lò đâu biết cha ta đau đớn"

 

Khi xưa ở Nam Kinh Trung Quốc, Có 1 gia đình có truyền thống nuôi lừa, cha truyền con nối. Rồi người cha mất đi, để lại 2 mẹ con phải sống cảnh mẹ quá con côi. Mẹ nuôi con khôn lớn rồi mất đi. Người con tiếp tục truyền thống nuôi lừa. Trong nhà có nuôi một con lừa đã già. Tuổi thọ của nó sống đến 18 tuổi. Vì quá già cho nên mỗi lần chở hàng nặng ra chợ để bán, người con thường dùng roi đánh vào lưng lừa rất mạnh để nó đi.  Mỗi lần đánh như vậy, con lừa 2 hàng nước mắt chảy dài. Thực chất vì tuổi già nên con lừa không đủ sức kéo. Người chủ cứ tưởng con lừa này ăn no rồi làm biếng nên đánh cho nó sợ. Một hôm nọ, người con này nắm mộng thấy mẹ đứng bên đầu giường nói. "Vì mẹ đã ăn trộm của con 18 đồng tiền vàng, nên mẹ đã sanh trở lại làm thân lừa để trả nợ cho con suốt 18 năm. Con có biết suốt 18 năm qua mẹ đau khổ biết dường bao. Mỗi lần con dùng roi đánh vào thân lừa, mẹ đau thấu xương. Đau đớn hơn nữa là chính đứa con ruột của mình đánh đập tàn nhẫn mà mẹ không nói cho con nghe được. Giờ đây mẹ đã trả xong nợ cho con rồi. Ngày mai này mẹ ra đi. Trước khi ra đi mẹ về báo mộng cho con. Mẹ khuyên con rằng kể từ nay con dừng tay lại đi, đừng nhẫn tâm giết hại các loài vật vì biết đâu đó là cha mẹ của con nhiều đời nhiều kiếp. Chính mẹ của con hôm nay mà con nào hay nào biết đã đánh đập tàn nhẫn mẹ suốt 18 năm qua đó." Giật mình thức dậy, người con không biết hư thật ra thế nào, cậu ta mới chạy ra chuồng lừa thì biết rằng con lừa già đó đã chết rồi. Sau đó anh ta bán hết lừa và đi tu. 

 

 

Làm heo trả nghiệp

 



 

 

Có 1 tên đồ tể hằng ngày dắt lợn đến lò thịt. Ít nhất 1 ngày giết 3 con. Một hôm nọ, anh ta ngủ dậy trễ cho nên dẫn con lợn đến lò thịt để mổ. Đang đi trên đường con heo đó ghị lại không chịu đi. Anh ta đánh đập tàn nhẫn mà con heo đó không chịu đi. Có một khách bộ hành bắt gặp vào bảo anh cứ để đó tôi sẽ có cách cho nó đi. Người khách này bảo: "Lý Đẩu, Lý Đẩu lại đây" thì con heo lại gần người khách. Anh chủ mới bất ngờ hỏi anh có biết Lý Đẩu là tên ai mà anh gọi vậy. Lý Đẩu là tên của cha tôi đấy. Anh không phải là dân vùng này, vậy tại sao anh biết và gọi tên con heo là Lý Đẩu. Người khách mới bảo vì Lý Đẩu mới là con heo này chính là cha của anh. Do cha anh kiếp trước sát sanh quá nhiều bây giờ tái sanh lại làm heo để trả nghiệp. Quay lại thì người khách biến mất, hoá ra người khách là do Quan Thế Âm Bồ Tát hoá thân khai thị.

 

 

Tất cả chúng sanh, đều có phật tánh

 

Ngỗng đút thức ăn cho cá 

 

 

 

 

Chú sóc bảo vệ bạn

 

 

 

 

Chú mèo cố cứu bạn bị ô tô đâm 

 

 

 

 

 Chú chó từ bi 

 

 

 
Tags: