Lời nói đầu
“ Đạo ” là cái gì ? Đối với đại đa số người mà nói thì đã là quen thuộc, nhưng lại mơ hồ. Chúng ta thường mở miệng chẳng rời khỏi chữ “ Đạo ”, thế nhưng muốn truy cho đến tận cùng gốc rễ thì biết là như thế nhưng chẳng biết vì sao là như thế, chỉ biết hiện tượng bề mặt của sự vật mà chẳng biết bản chất của sự vật và nguyên nhân sản sanh của nó. Trong cuộc sống hằng ngày, ăn cơm, mặc áo, đi đường, ngủ nghỉ đều có “ đạo ”, trồng ruộng, trồng hoa, viết chữ, nói chuyện cũng rời không khỏi đạo; có thể nói là tất cả mọi thứ trong cuộc sống, cho đến cả núi sông đất lớn đều có “ đạo ”.
Ví dụ như nói “ nói chuyện ” là một việc đơn giản mà tầm thường, thế nhưng nếu nghiên cứu tỉ mỉ nguyên nhân của nó thì lại bao hàm liên quan đến tâm lí cực kì phức tạp, nhân tố sinh lý, càng sâu vào một chút mà nói nó liên quan đến vấn đề của “ tánh ”, “ mệnh ” vượt ra ngoài hình thể, cũng chính là vấn đề của “ Thiên Đạo ”, “ Thiên Mệnh ” và “ Thượng Đế ”.
“ Nói chuyện ”, cái việc này là như thế; tất cả vạn vật khác cũng là như vậy, cho dù là những đất đá mà nhìn chẳng ra bất cứ đặc trưng sinh mệnh nào cũng cần có một cái “ lí ” vượt ra ngoài hình thể mới có thể duy trì sự tồn tại của nó, nếu không thì “ cái nhân cứu cánh rốt ráo ” cuối cùng cũng chẳng cách nào đắc được sự giải thích viên mãn. “ Lí ” chính là “ pháp tắc ” của đạo. Chúng ta thường nói “ đạo lí ” “ đạo lí ” , có đạo tất có lí. Hãy thử quán xem giữa đất trời vũ trụ, có sự vật nào có thể rời khỏi phạm trù của “ đạo lí ” ?
Nhất vạch khai thiên của Phục Hi Thị, sự cai trị vô vi của Thuấn Nghiêu, Lễ Lạc An Bang của Văn Võ Chu Công, tâm pháp nhất quán của Khổng Môn đều là rõ cái đạo lí này. Giống như những gì mà Thiền môn tông mạch, Thánh nhân các giáo đã nói đều là phát dương cái đạo lí này. Duy chỉ có “ đạo lí ” này mới có thể giải ra nguyên nhân của vạn tượng, sự mê hoặc của sinh tử. Do đó Khổng Lão Phu Tử nói : “ sáng nghe đạo tối chết cũng được ! ”. Lão Tử nói : “ Đạo sanh nhất, nhất sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật ”. Kinh Thánh Cựu Ước nói rằng : “ lúc mới bắt đầu đã có đạo, đạo và thượng đế cùng tồn tại, đạo chính là thượng đế ”. Thế nhưng muốn hiểu rõ đạo lí này, nhất định cần phải thông qua quá trình cầu đạo, tu đạo, bàn đạo. Cầu đạo là đem cái chơn ngã đã mê muội lâu rồi – bổn tâm bổn tánh tìm về trở lại. Tu đạo là trừ bỏ đi những tạp chất của nó, khiến cho cái chơn ngã thường trụ. Bàn đạo giống như thêm đèn dầu, khiến cho cái chơn ngã tán phát ra ánh hào quang chói lọi. Thông qua quá trình này thì đạo lí có thể rõ mà thoát rời nỗi khổ của luân hồi u ám.
Hiện nay là tam kì mạt kiếp, ơn trên đại khai phổ độ, tánh lí tâm pháp mà từ xưa chẳng dễ gì truyền cho đã có thể thông qua một chỉ điểm của “ Thiên Mệnh Minh Sư ” mà gặt hái được sự khai ngộ. Trên sách đạo nói rằng : “ đọc nát ngàn kinh vạn điển chẳng bằng một điểm của Minh Sư ”. Chơn kinh chẳng ở nơi văn tự. Duy chỉ có tìm cầu Minh Sư chỉ điểm mới có thể hiểu rõ nghĩa chơn thật của tất cả kinh giáo. Còn đủ thứ những quá trình cầu đạo gian khổ của quá khứ “ ngàn dặm tìm Minh Sư, vạn dặm cầu khẩu quyết ” thì do căn cứ tuỳ theo thiên thời thiên vận mà đã có sự chuyển biến rất to lớn. Đạo hóa gia đình, đại sự nhân duyên Di lặc nhân gian tịnh độ đang theo công tác phổ độ mạt hậu mà dần dần triển khai. Để cho những người đã cầu đạo hoặc chưa cầu đạo có sự hiểu biết sơ bộ đối với nghĩa lí thiên đạo, nay hậu học đặc biệt đem quyển sách “ giới thiệu đơn giản về Tiên Thiên Đại Đạo ” in ấn lại, đồng thời lại thêm 3 phần “ cái gì gọi là Tam Kì Phổ Độ ” và “ Nguồn chảy của Đạo Mạch ” và từ huấn của Quan Thánh Đế Quân “ Tam giáo nhất lí ” , và đổi tên là “ Đạo nghĩa nhập môn ”. Hy vọng rằng những người đọc quyển sách này đều có thể chánh tín Thiên Đạo, rộng phát Bồ Đề khiến cho lý tưởng về thế giới đại đồng sớm ngày thực hiện.
Mục lục :
1. Cái gì gọi là Tam Kì Phổ Độ ?
2. Nguồn gốc và sự phát triển của Đạo Mạch
3. Cái gì gọi là Tiên Thiên Đại Đạo ?
4. Đạo và mình có quan hệ như thế nào ?
5. Cầu đạo là cầu cái gì ?
6. Cầu đạo có lợi ích gì đối với mình ?
7. Có những điều kiện gì mới có thể cầu đạo ?
8. Cầu đạo có ảnh hưởng gì đối với cuộc sống của chúng ta ?
9. Có ấn chứng gì cho sự bảo quý của đạo ?
1. Cái gì gọi là Tam Kì Phổ Độ ?
“ Phổ độ ” là phổ biến cứu độ. Sinh mệnh là từ Lí Thiên đến, phổ độ là sự tiếp dẫn cứu độ mà một người cũng chẳng bỏ sót trở về lại Lí Thiên. Thánh Nhân của ngũ giáo, những vị sứ giả tiên tri đến nhân gian đều là làm công việc cứu độ người trở về lại Lí Thiên này. Công việc này từ mặt thời gian để phân biệt thì có thể chia thành 3 thời kì : Thanh Dương Kì, Hồng Dương Kì, Bạch Dương Kì, tổng kết mà nói thì gọi là Tam Kì Phổ Độ ( 3 thời kì phổ độ ).
Vì Sao phải phổ độ ? Trong này bao hàm sự huyền bí của sự đản sanh của sinh mệnh, thay đổi, phát triển và sự bắt đầu và kết cục của tạo hóa. Trên sách Đạo Thống nói rằng : “ Hội Tí khai thiên, hội Sửu tịch địa ( Tịch địa : khai khẩn đất hoang ), hội Dần sanh người ”. Khi trời đất hỗn độn sơ khai, khí thanh thăng lên thành Trời, khí trược ngưng tụ xuống thành đất. Do đó nhật nguyệt thay phiên nhau chiếu sáng, mưa gió sấm chớp khuấy động, núi sông trữ đầy năng lượng. Những con chim bay trên trời, những loài cá bơi dưới nước, những động thực vật trên mặt đất đều theo sự tạo hóa mà tự nhiên sinh thành. Tất cả mọi sinh vật nên sinh thành hình dạng như thế nào thì sinh thành hình dáng như thế đó. Thời kì hội Tí, hội Sửu, hội Dần sanh thiên, sanh địa, sanh người ví như mùa xuân của một năm vậy.
Sinh, trưởng, thâu, tàng
Xuân, Hạ, Thu, Đông
Khi nhân loại và vạn vật vừa mới đản sanh, cùng nhận sự nuôi dưỡng của mưa sương của đất trời, chẳng có làm tổn thương lẫn nhau, cùng sống trong môi trường của đất trời như người một nhà vậy. Con người sống ở sơn động hoặc trên cây, cùng vui đùa với những con nai hoang, heo hoang, đào giếng thì có nước uống, gieo hạt giống xuống thì có lương thực có thể ăn. Trẻ nhỏ ngậm lấy thức ăn trong miệng, vừa ăn vừa chơi đùa; người già sau bữa cơm ưỡn bụng tản bộ. Nam nữ già trẻ đều chẳng có phiền não ưu sầu. Tuổi thọ của mọi người đều rất dài. Sự sinh sôi của vạn vật ngày càng nhiều, nhân khẩu cũng ngày càng nhiều, từ ven núi đến ven biển, từ trên núi đến bình nguyên bằng phẳng, cư dân đông đúc và sung túc phồn vinh. Thời kì này là 3 nguyên hội : hội mão, hội thìn, hội tị. Thời kì này giống như mùa hè của một năm vậy. Đến lúc qua một nửa của hội Ngọ, khí số từ Dương chuyển sang Âm. Nhân dân bá tánh của đại địa vì cơm ăn áo mặc mà cạnh tranh lẫn nhau; vạn vật giữa đất trời vì cầu sự sinh tồn mà làm tổn thương lẫn nhau; lòng người chẳng còn thuần phác như thời Thượng Cổ, giẫm đạp lên đạo đức, làm bại hoại nhân nghĩa, bắt đầu dẫn phát sự phản kích của đất trời, tai nạn chẳng ngừng phát sinh. Ban đầu nhất là nạn lũ lụt, gọi là Long Hán Thủy Kiếp. Kiếp số có 9 cái. Sau đó là Hỏa kiếp ( nạn lửa ) , gọi là Xích Minh Hỏa Kiếp. Kiếp số gồm 18 cái. Cuối cùng là Phong kiếp ( nạn gió ) , những cơn gió bão hạt nhân đủ sức hủy diệt toàn thế giới, gọi là Diên Khang Phong Kiếp, kiếp số có 81 cái.
Xuân, Hạ, Thu, Đông
Chính vào trước lúc ngày tận thế đến, Hoàng Thiên chẳng nhẫn tâm để cho sinh linh diệt tuyệt mà không cứu; Thượng Đế chẳng nhẫn tâm để cho bá tánh của đại địa không có sự tiếp nhận những phúc âm giáo hóa thì chịu đựng những sự làm tổn thương của tai kiếp, do vậy mà giáng xuống đại đạo, cứu vãn tai kiếp, chia 3 kiếp mà có sự phổ độ của Thanh Dương, Hồng Dương, Bạch Dương. Thuận theo nhân duyên của thiên thời, Thánh nhân của ngũ giáo ứng cơ giáng thế, giáo hóa một phương, mà Nhiên Đăng Cổ Phật của Thanh Dương, Thích Ca Văn Phật của Hồng Dương, Di Lặc Tôn Phật của Bạch Dương, tam phật cũng ứng vận thâu viên. Thời kì này đúng lúc 3 hội : hội Ngọ, hội Mùi, hội Thân; các nguyên thai phật tử đắc đạo trở về trời; vạn vật chịu đựng những niệm đầu, động cơ sát hại mà thương tàn tử vong, giống như mùa thu của một năm vậy.
Sau Hội Dậu, hội Tuất, khí vận của đất trời bế tắc, sanh cơ khô kiệt. Lúc này vỏ trái đất biến động nhanh chóng; núi băng của cực nam cực bắc tan chảy, đất đai biến thành biển cả; núi sông đại địa sản sanh sự đổi dời, biển cả biến thành đất đai. Quỹ đạo vận hành của mặt trăng mặt trời dần dần mất đi trật tự, tạo thành sự hỗn loạn. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mất đi quy tắc. Bầu khí quyển kịch liệt biến hóa lộn ngược. Cuối cùng đất trời hủy hoại, vạn vật biến mất. Giữa đất trời chỉ nhìn thấy một mảng tràn ngập khói mây mù, hỗn độn mù mịt, giống như mùa đông của một năm vậy.
Thành, Trụ, Hoại, Không
Đem không gian và thời gian hằng cổ vô tận xem như là một năm thì cái mà chúng ta nhìn thấy là xuân, hạ, thu, đông thay phiên nhau không ngừng, đấy cũng chính là đạo lý của vận thế nguyên hội tuần hoàn không ngừng. Cũng do người trời giao cảm, sản sanh sự biến hóa của thành, trụ, hoại, không mà có khí số của đạo kiếp cùng giáng. Kiếp do tâm sanh, đạo do kiếp giáng, giáng đạo thì cũng sẽ giáng kiếp, then chốt huyền vi, tự có ơn trên làm chủ. Sanh thiên sanh địa thì cũng sẽ có thâu thiên thâu địa, khai thiên, thâu thiên là kết quả của lí số tất nhiên. Tất cả mọi thứ sinh thành biến hóa này đều là thần minh của thượng đế thống trị, tác dụng hóa cơ của Thiên đạo, do đó có thể đầu cuối nhất khí tiếp liền quán thông, trước sau nhất lí viên minh, tạo tựu mọi thứ, biến hóa mọi thứ mà chẳng có lúc bắt đầu cũng chẳng có lúc kết thúc.
2. Nguồn gốc và sự phát triển của Đạo Mạch
Đạo và kiếp cùng giáng. Giáng kiếp là để thâu nhiếp mọi cái ác; giáng đạo là để cứu vãn mọi cái thiện. Ông trời nếu đã giáng xuống 3 kiếp thủy, hỏa, phong như thế thì cũng sẽ có 3 thời kì phổ độ của Thanh Dương, Hồng Dương, Bạch Dương. Thanh Dương kì ứng vận ở thời đại Phục Hi, Nhiên Đăng Cổ Phật chưởng thiên bàn, có 1500 năm. Hồng Dương Kì ứng vận ở thời đại của Chu Văn Vương, Thích Ca Văn Phật chưởng thiên bàn, có 3000 năm; thời kì Bạch Dương ứng vận vào thời đại Dân Quốc, Di Lặc Cổ Phật chưởng thiên bàn, có 10800 năm.
Từ Phục Hi nhất vạch khai thiên đã mở ra sự huyền bí của đất trời, đã tiết lộ nguồn gốc của Đại Đạo, đấy là Tổ Sư đời thứ nhất. Nền văn minh bắt đầu từ đấy, sau đó có Tam Hoàng Ngũ Đế, Thần Nông, Thiếu Hạo, Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, tiếp theo có Hạ Vũ, Y Doãn, Thương Thang, Khương Thượng, Chu Văn Vương, Chu Võ Vương, Chu Công, Lão Tử, Khổng Tử, Nhan Hồi, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử, thánh thánh tiếp tục nhau, gánh vác sự truyền thừa của thiên mệnh đạo thống. Có một số vị là đích thân kế thừa được sự chỉ dạy cho tâm pháp, có một số vị là xa tiếp thiên mệnh; có một số vị trực tiếp là đích thân nhìn thấy mà hiểu đạo, có một số vị là gián tiếp nghe mà hiểu đạo; bất kể là loại phương thức nào thì then chốt của việc truyền thừa đạo thống là chẳng rời việc dĩ tâm ấn tâm, do vậy mà có thể đạo mạch tương tục.
Sau Mạnh Tử thì tâm pháp thất truyền, đạo mạch gián đoạn giữa chừng, đạo bàn chuyển sang Tây Vực. Cùng thời với Khổng Tử, đức Thích Ca Mâu Ni giáng sinh ở Ấn Độ, đem tâm pháp của đạo thống truyền cho Ca Diếp Tôn Giả, là sơ tổ của thiền tông, đời đời tương truyền đến Đạt Ma Tổ Sư đời thứ 28. Vào thời đại Lương Võ Đế của Nam Bắc Triều Trung Quốc, Đạt Ma đến từ Tây Vực, đạo thống thiên mệnh lại trở về Trung Quốc.
Sau Đạt Ma, tâm đăng đạo mạch đơn truyền cho Nhị Tổ Thần Quang, Tam Tổ Tăng Xán, Tứ Tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Lục Tổ Huệ Năng. Sau Huệ Năng thì y bát không truyền nữa, đạo giáng hỏa trạch người tại gia, Bạch, Mã tiếp tục là Thất Tổ, La Úy Quần kế nhiệm làm Bát Tổ. Sau Bát Tổ thì đạo căn pháp mạch ẩn mật, từ đời Đường cho đến đời Thanh, đạo thống có 800 năm trống rỗng bỏ không. Giữa 800 năm này, tuy rằng không có Tổ Sư thiên mệnh tiếp tục tâm pháp đạo thống, thế nhưng dạy xuống tâm pháp tiếp tục chẳng dứt, từ Đường Tống cho đến Nguyên Minh, thiền cơ đại xướng, Lí học đột nhiên trỗi dậy, Toàn Chơn Giáo hưng thịnh; đời Đường có cơ phong nhà thiền, thời Tống có Lí học cứu thế, thời Nguyên có Toàn Chơn Giáo hộ pháp, thời Minh có hội liên hiệp giáo đoàn, đề xướng Tam Giáo nhất lí. Sự hộ trì dạy xuống tâm pháp của 800 năm này đã làm công việc lát đường cho sự khai triển của đạo thống về sau. Vào Niên Gián của Thuận Trị Hoàng Đế đời nhà Thanh thì Hoàng-Đức-Huy-Dao cửu tổ tiếp La Bát Tổ, hòa trộn thiên mệnh tâm pháp cùng với tư tưởng của các Tông Phái, chính thức khai sáng Tiên Thiên Đại Đạo. Sau Hoàng cửu tổ thì có Ngô Tử Tường, Hà Nhược, Viên Chí Khiêm, Dương Thủ Nhất, Từ Cát Nam, Diêu Hạc Thiên kế nhiệm tổ vị; tuân theo những lễ nghi của nhà Nho, dùng công phu của Đạo gia, giữ quy giới của Phật giáo, Tam giáo tương dung, sáng chói khả quan.
Năm Quang Tự thứ 3, Vương Giác Nhất kế nhiệm đời tổ thứ 15, lấy Nho Giáo xiển dương Tiên Thiên Đạo Nghĩa, chỉ dạy cho người về Cách Vật Chí Tri ( nghiên cứu khảo sát những đạo lí của sự vật mới có thể gặt hái được những tri thức bất tận ), hàm dưỡng tâm tánh, khiến cho sự tu trì của Thiên đạo từ Toàn Chơn hóa chuyển thành Nho Giáo hóa. Năm Quang Tự thứ 12, Lưu Thanh Hư kế nhiệm đời tổ thứ 16, và đem cửa đạo đổi tên gọi thành “ Nhất Quán Đạo ”. Năm Quang Tự thứ 31, Lộ Trung Nhất kế tục chưởng đạo bàn là đời Tổ thứ 17. Năm Dân Quốc thứ 19, Trương Thiên Nhiên, Tôn Huệ Minh tiếp tục đời tổ thứ 18, bàn lí việc mạt hậu nhất trước – trách nhiệm trọng đại phổ độ thâu viên lần cuối cùng.
64 Đời Thiên Mệnh Tổ Sư đã viên mãn, ứng với 64 quẻ trong Tiên Thiên Bát Quái,
sau này sẽ không còn vị Tổ Sư Thiên Mệnh nào khác xuất hiện.
Ghi chú : sự truyền thừa của đạo thống có sự phân biệt giữa thân truyền và xa tiếp.
Thân truyền là một đời giao tiếp một đời, có sự ghi chép của người, việc, vật, nơi chốn.
Xa tiếp : do thời thế mà khiến cho nó không thể trực tiếp truyền thừa, có sự khác biệt cách nhau vài chục, trăm, nghìn năm, ví dụ như Đại Vũ lên ngôi vua vào Tây Nguyên 2205, vua Thang thì xưng vương vào trước Tây Nguyên năm 1777 , thời gian ấy cách nhau 444 năm, Chu Văn Vương và vua Thang cách nhau hơn 600 năm, Chu Công và Khổng Tử cách nhau 400 năm. Bảy vị Phật của quá khứ mà Phật Thế Tôn đã nói có vị cách nhau hơn 5000 năm, có vị cách nhau hơn 7000 năm, còn Tây Phương 28 đời Tổ Sư mà Đạt Ma Tổ sư đã nói, có thể khảo chứng điển cố chỉ chiếm số ít; La Bát Tổ và Hoàng Cửu Tổ của 18 đời Hậu Đông Phương cách nhau hơn 800 năm.
( chú thích : Toàn Chơn Giáo : là Tôn giáo do Đạo Sĩ Vương Trùng Dương sáng lập vào thời Tống, chủ trương Tam giáo Nho, Đạo, Thích hợp nhất; giáo nghĩa của nó khuyên người đọc tụng hiếu kinh của Nho Giáo, Bát Nhã Tâm Kinh của Phật giáo và Đạo Đức Thanh Tịnh Kinh để trở về lại cái chơn, do vậy gọi là “ Toàn Chơn Giáo ”. Thời Nguyên thì cực kì thịnh hành, đến thời Minh, Thanh thì dần dần suy tàn ).